1. Ông Phạm Công Danh -nguyên chủ tịch Ngân hàng Xây dựng - VNCB
Ở giai đoạn I của vụ đại án gây thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB), ngày 24/1/2017, TAND Cấp cao tại TP.HCM tuyên phạt bị cáo Phạm Công Danh (nguyên chủ tịch HĐQT VNCB, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) 30 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: PLONgoài ra, Tòa buộc bị cáo Danh có trách nhiệm hoàn lại cho VNCB hơn 63 tỉ là số tiền gây thiệt hại cho VNCB trong hành vi lập khống corebanking. Đồng thời, buộc bị cáo Danh và tập đoàn Thiên Thanh liên đới bồi thường cho VNCB hơn 6.000 tỉ đồng cả gốc và lãi từ các hành vi vi phạm rút hoặc vay từ VNCB.... Ảnh: Dân Việt.Tiếp tục giai đoạn II của vụ án, ngày11/7/2017, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng - Bộ Công an (C46) đã đề nghị Viện KSND tối cao truy tố Phạm Công Danh đang thụ án 30 năm tù trong vụ án tại VNCB về tội cố ý làm trái. Cùng vụ án, có 23 bị can khác cũng bị đề nghị truy tố về tội danh trên. Ảnh: Tuổi trẻ.Đến ngày 24/11/2017, Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố 46 bị can trong giai đoạn 2 vụ án Phạm Công Danh "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến 3 ngân hàng, gồm Sacombank, TPBank, BIDV. Ảnh: Zing. 2. Trầm Bê - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng Sacombank
Ngày 31/7/2017, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank). Ảnh: Tuổi trẻÔng Trầm Bê bị khởi tố về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến vụ án Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xây dựng Việt Nam - Ngân hàng Xây dựng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Thiên Thanh) và đồng phạm xảy ra tại Ngân hàng Sacombank. Ảnh: LĐO.Ngày 29/9/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) - Bộ Công an đã chuyển hồ sơ vụ án sang VKSND Tối cao đề nghị truy tố bổ sung ông Trầm Bê và 21 bị can liên quan đến vụ án Phạm Công Danh cùng đồng phạm. Ảnh: Zing. 3. Phan Huy Khang - nguyên Tổng giám đốc Sacombank
Ngày 1/8/2017, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Phan Huy Khang (nguyên là thành viên hội đồng tín dụng, nguyên Tổng giám đốc Sacombank) về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm xảy ra tại Ngân hàng Sacombank. Ảnh: Dân Việt. 4. Ông Hoàng Văn Toàn - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Tín
Liên quan đến vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm, tối 10/1/2017, Cục CSĐT tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) thuộc Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Hoàng Văn Toàn - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Tín do liên quan đến hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: Lao động. 5. Ông Trần Sơn Nam - nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Đại Tín
Cùng ngày, Cục CSĐT tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) thuộc Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trần Sơn Nam - nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Đại Tín do liên quan đến hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh minh họa: Sputnik. 6. Hà Văn Thắm - nguyên Chủ tịch HĐQT Oceanbank
Chiều ngày 24/10/2014, Ngân hàng Nhà nước thông báo đã phát hiện một số vi phạm pháp luật nghiêm trọng của cá nhân ông Hà Văn Thắm (SN 11/12/1972 tại xã An Hà, huyện Lạng Giang, Bắc Giang, Việt Nam; thường trú tại Phường Quảng An, Quận Tây Hồ, Hà Nội). Ảnh: Vietnamnet.Cùng ngày, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can Hà Văn Thắm, thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng với ông Thắm để điều tra về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, theo Điều 179 Bộ luật hình sự. Ảnh: Zing.Hà Văn Thắm bị truy tố 4 tội danh gồm: Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản. Ảnh: Zing.Đến sáng 29/9/2017, sau hơn 20 ngày xét xử, cựu Chủ tịch HĐQT OceanBank Hà Văn Thắm bị Tòa sơ thẩm tuyên mức án chung thân vì bốn tội: cố ý làm trái, vi phạm quy định về cho vay, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản và tham ô tài sản. Ảnh: Zing. 7. Nguyễn Xuân Sơn - nguyên Tổng giám đốc ngân hàng OceanBank
Tối ngày 21/7/2015, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46) - Bộ Công an đã tống đạt Quyết định khởi tố bị can và thi hành Lệnh bắt, khám xét đối với ông Nguyễn Xuân Sơn (SN 1962, tại Hà Tĩnh), nguyên là Tổng giám đốc Công ty Tài chính Dầu khí, nguyên Tổng giám đốc ngân hàng OceanBank và nguyên là Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: Zing.Đến ngày 31/8/2017, sau quá trình điều tra mở rộng giai đoạn II vụ án Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank và đồng phạm, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự; khởi tố bị can đối với 5 đối tượng trong đó có ông Nguyễn Xuân Sơn về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, được quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự. Ngày 1/9/2017, cơ quan điều tra đã tiến hành tống đạt các quyết định này. Ảnh: Tuổi trẻ.Ngày 29/9/2017, sau hơn 20 ngày xét xử, nguyên Tổng giám đốc ngân hàng OceanBank Nguyễn Xuân Sơn bị Tòa sơ thẩm tuyên mức án tử hình tội Tham ô tài sản; chung thân tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; 17 năm tù tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng hợp hình phạt là tử hình. Ảnh: TTXVN. 8. Khởi tố nguyên Phó thống đốc Ngân hàng nhà nước Đặng Thanh Bình
Ngày 8/9/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Đặng Thanh Bình (63 tuổi), nguyên Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Ông Bình bị khởi tố vì liên quan đến "đại án" kinh tế Phạm Công Danh và đồng phạm gây thất thoát 9.000 tỉ đồng. Cơ quan tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can Đặng Thanh Bình. Ảnh: Website Ngân hàng nhà nước VN 9. Nguyễn Thị Minh Thu - nguyên Tổng giám đốc - Chủ tịch HĐQT Oceanbank
Không chỉ có các bị cáo nam, phiên tòa xét xử đại án OceanBank còn có không ít bị cáo nữ. Gây chú ý nhất trong số đó là Nguyễn Minh Thu (SN 1973, trú tại Ba Đình, Hà Nội), nguyên Tổng giám đốc - Chủ tịch HĐQT Oceanbank. Ảnh: Vietnamnet.Cụ thể, từ năm 2010 các bị can Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Tổng giám đốc Oceanbank) đã bàn bạc, thống nhất đưa ra chủ trương chi lãi suất huy động vốn ngoài hợp đồng cho các khách hàng trên toàn bộ hệ thống của Oceanbank. Ảnh: Zing.Từ chỉ đạo của Thắm và Sơn, các bị can Nguyễn Minh Thu, Lê Thị Thu Thủy (SN 1977,trú ở quận Thanh Xuân, Hà Nội nguyên Phó Tổng giám đốc Oceanbank), Nguyễn Thị Minh Phương (SN 1975, ở Đống Đa, Hà Nội, nguyên Phó Tổng giám đốc Oceanbank) đã chỉ đạo các khối ban nghiệp vụ thuộc Hội sở Oceanbank thực hiện chi lãi ngoài hợp đồng huy động vốn, gây thiệt hại cho Oceanbank gần 1.600 tỷ đồng. Ảnh: VOV.Với hành vi này, Nguyễn Minh Thu, nguyên Tổng giám đốc - Chủ tịch HĐQT Oceanbank bị Tòa sơ thẩm tuyên mức án 9 năm tù tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; 13 năm tù Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: Zing. 10. Lê Thị Thu Thủy
Cũng liên quan đến vụ đại án Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank và đồng phạm bà Lê Thị Thu Thủy, nguyên Phó tổng giám đốc Oceanbank bị Tòa sơ thẩm tuyên mức án 6 năm tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: Tiền phong.Video "Vụ Oceanbank: Một án tử hình, một án chung thân". Nguồn: VTC1HD
1. Ông Phạm Công Danh -nguyên chủ tịch Ngân hàng Xây dựng - VNCB
Ở giai đoạn I của vụ đại án gây thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB), ngày 24/1/2017, TAND Cấp cao tại TP.HCM tuyên phạt bị cáo Phạm Công Danh (nguyên chủ tịch HĐQT VNCB, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) 30 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: PLO
Ngoài ra, Tòa buộc bị cáo Danh có trách nhiệm hoàn lại cho VNCB hơn 63 tỉ là số tiền gây thiệt hại cho VNCB trong hành vi lập khống corebanking. Đồng thời, buộc bị cáo Danh và tập đoàn Thiên Thanh liên đới bồi thường cho VNCB hơn 6.000 tỉ đồng cả gốc và lãi từ các hành vi vi phạm rút hoặc vay từ VNCB.... Ảnh: Dân Việt.
Tiếp tục giai đoạn II của vụ án, ngày11/7/2017, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng - Bộ Công an (C46) đã đề nghị Viện KSND tối cao truy tố Phạm Công Danh đang thụ án 30 năm tù trong vụ án tại VNCB về tội cố ý làm trái. Cùng vụ án, có 23 bị can khác cũng bị đề nghị truy tố về tội danh trên. Ảnh: Tuổi trẻ.
Đến ngày 24/11/2017, Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố 46 bị can trong giai đoạn 2 vụ án Phạm Công Danh "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến 3 ngân hàng, gồm Sacombank, TPBank, BIDV. Ảnh: Zing.
2. Trầm Bê - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng Sacombank
Ngày 31/7/2017, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank). Ảnh: Tuổi trẻ
Ông Trầm Bê bị khởi tố về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến vụ án Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xây dựng Việt Nam - Ngân hàng Xây dựng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Thiên Thanh) và đồng phạm xảy ra tại Ngân hàng Sacombank. Ảnh: LĐO.
Ngày 29/9/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) - Bộ Công an đã chuyển hồ sơ vụ án sang VKSND Tối cao đề nghị truy tố bổ sung ông Trầm Bê và 21 bị can liên quan đến vụ án Phạm Công Danh cùng đồng phạm. Ảnh: Zing.
3. Phan Huy Khang - nguyên Tổng giám đốc Sacombank
Ngày 1/8/2017, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Phan Huy Khang (nguyên là thành viên hội đồng tín dụng, nguyên Tổng giám đốc Sacombank) về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm xảy ra tại Ngân hàng Sacombank. Ảnh: Dân Việt.
4. Ông Hoàng Văn Toàn - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Tín
Liên quan đến vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm, tối 10/1/2017, Cục CSĐT tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) thuộc Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Hoàng Văn Toàn - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Tín do liên quan đến hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: Lao động.
5. Ông Trần Sơn Nam - nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Đại Tín
Cùng ngày, Cục CSĐT tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) thuộc Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trần Sơn Nam - nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Đại Tín do liên quan đến hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh minh họa: Sputnik.
6. Hà Văn Thắm - nguyên Chủ tịch HĐQT Oceanbank
Chiều ngày 24/10/2014, Ngân hàng Nhà nước thông báo đã phát hiện một số vi phạm pháp luật nghiêm trọng của cá nhân ông Hà Văn Thắm (SN 11/12/1972 tại xã An Hà, huyện Lạng Giang, Bắc Giang, Việt Nam; thường trú tại Phường Quảng An, Quận Tây Hồ, Hà Nội). Ảnh: Vietnamnet.
Cùng ngày, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can Hà Văn Thắm, thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng với ông Thắm để điều tra về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, theo Điều 179 Bộ luật hình sự. Ảnh: Zing.
Hà Văn Thắm bị truy tố 4 tội danh gồm: Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản. Ảnh: Zing.
Đến sáng 29/9/2017, sau hơn 20 ngày xét xử, cựu Chủ tịch HĐQT OceanBank Hà Văn Thắm bị Tòa sơ thẩm tuyên mức án chung thân vì bốn tội: cố ý làm trái, vi phạm quy định về cho vay, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản và tham ô tài sản. Ảnh: Zing.
7. Nguyễn Xuân Sơn - nguyên Tổng giám đốc ngân hàng OceanBank
Tối ngày 21/7/2015, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46) - Bộ Công an đã tống đạt Quyết định khởi tố bị can và thi hành Lệnh bắt, khám xét đối với ông Nguyễn Xuân Sơn (SN 1962, tại Hà Tĩnh), nguyên là Tổng giám đốc Công ty Tài chính Dầu khí, nguyên Tổng giám đốc ngân hàng OceanBank và nguyên là Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: Zing.
Đến ngày 31/8/2017, sau quá trình điều tra mở rộng giai đoạn II vụ án Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank và đồng phạm, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự; khởi tố bị can đối với 5 đối tượng trong đó có ông Nguyễn Xuân Sơn về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, được quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự. Ngày 1/9/2017, cơ quan điều tra đã tiến hành tống đạt các quyết định này. Ảnh: Tuổi trẻ.
Ngày 29/9/2017, sau hơn 20 ngày xét xử, nguyên Tổng giám đốc ngân hàng OceanBank Nguyễn Xuân Sơn bị Tòa sơ thẩm tuyên mức án tử hình tội Tham ô tài sản; chung thân tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; 17 năm tù tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng hợp hình phạt là tử hình. Ảnh: TTXVN.
8. Khởi tố nguyên Phó thống đốc Ngân hàng nhà nước Đặng Thanh Bình
Ngày 8/9/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Đặng Thanh Bình (63 tuổi), nguyên Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Ông Bình bị khởi tố vì liên quan đến "đại án" kinh tế Phạm Công Danh và đồng phạm gây thất thoát 9.000 tỉ đồng. Cơ quan tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can Đặng Thanh Bình. Ảnh: Website Ngân hàng nhà nước VN
9. Nguyễn Thị Minh Thu - nguyên Tổng giám đốc - Chủ tịch HĐQT Oceanbank
Không chỉ có các bị cáo nam, phiên tòa xét xử đại án OceanBank còn có không ít bị cáo nữ. Gây chú ý nhất trong số đó là Nguyễn Minh Thu (SN 1973, trú tại Ba Đình, Hà Nội), nguyên Tổng giám đốc - Chủ tịch HĐQT Oceanbank. Ảnh: Vietnamnet.
Cụ thể, từ năm 2010 các bị can Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Tổng giám đốc Oceanbank) đã bàn bạc, thống nhất đưa ra chủ trương chi lãi suất huy động vốn ngoài hợp đồng cho các khách hàng trên toàn bộ hệ thống của Oceanbank. Ảnh: Zing.
Từ chỉ đạo của Thắm và Sơn, các bị can Nguyễn Minh Thu, Lê Thị Thu Thủy (SN 1977,trú ở quận Thanh Xuân, Hà Nội nguyên Phó Tổng giám đốc Oceanbank), Nguyễn Thị Minh Phương (SN 1975, ở Đống Đa, Hà Nội, nguyên Phó Tổng giám đốc Oceanbank) đã chỉ đạo các khối ban nghiệp vụ thuộc Hội sở Oceanbank thực hiện chi lãi ngoài hợp đồng huy động vốn, gây thiệt hại cho Oceanbank gần 1.600 tỷ đồng. Ảnh: VOV.
Với hành vi này, Nguyễn Minh Thu, nguyên Tổng giám đốc - Chủ tịch HĐQT Oceanbank bị Tòa sơ thẩm tuyên mức án 9 năm tù tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; 13 năm tù Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: Zing.
10. Lê Thị Thu Thủy
Cũng liên quan đến vụ đại án Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank và đồng phạm bà Lê Thị Thu Thủy, nguyên Phó tổng giám đốc Oceanbank bị Tòa sơ thẩm tuyên mức án 6 năm tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: Tiền phong.
Video "Vụ Oceanbank: Một án tử hình, một án chung thân". Nguồn: VTC1HD