Hiện trạng phòng khách trước khi được cải tạo: Lộn xộn và khá tối. Ảnh: Nguyễn NhungBố trí cầu thang nhưng lại hướng phần cuối thang ra cửa, điều này là kiêng kị trong kiến trúc thiết kế của Việt Nam. Ảnh: Nguyễn NhungHiện trạng căn nhà trước khi được cải tạo. Ảnh: Nguyễn NhungMọi nội thất, đồ đạc trong nhà đều bố trí không theo quy luật nào. Ảnh: Nguyễn NhungPhòng ngủ cũ tối, hẹp. Sử dụng tấm xốp dán tường màu vàng trùng nền gạch. Ảnh: Nguyễn NhungPhòng thờ cúng và giường ngủ nằm chung với nhau không phân cách. Ảnh: Nguyễn Nhung
Nhóm thiết kế đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu phương án thiết kế phù hợp với điều kiện hiện trạng của ngôi nhà. Giải pháp đầu tiên là thay đổi hệ thống cầu thang, chuyển cầu thang giữa nhà thành cầu thang 1 vế, tận dụng gầm cầu thang làm nơi để kệ tivi cho phòng khách, nhờ đó không gian nhà trông rộng rãi hơn hẳn. Bản thân gia chủ yêu thích thiết kế có đường cong, những đồ trang trí và cây cảnh nhưng do diện tích hạn chế nên thiết kế ban đầu khó đáp ứng.
Với lần cải tạo này, nhóm thiết kế cố gắng tạo nhiều không gian trống để gia chủ có thể trang trí theo sở thích cá nhân. Kiến trúc sư đập bỏ bức tường phía sau ghế sofa để làm hệ kính trong, bức tường kính khiến căn phòng trông rộng hơn và trở thành điểm nhấn cho phòng khách.Ngôi nhà “lột xác” hoàn toàn sau quá trình cải tạo, mang gam màu xanh - nâu hài hoà, ấm cúng nhưng không mất đi vẻ trẻ trung. Ảnh: Nguyễn NhungGiải pháp đẩy cầu thang về sát tường giúp tổng thể công trình có chiều sâu, trông rộng rãi hơn hiện trạng trước đây. Gầm cầu thang được tận dụng làm tủ kệ tivi rất hợp lý. Ảnh: Nguyễn NhungNgôi nhà sử dụng phần lớn là gỗ công nghiệp màu trầm, mang đến sự ấm cúng cho không gian. Ảnh: Nguyễn Nhung Phần tường kính sau sofa là điểm nhấn dành cho phòng khách, là nơi gia chủ có thể thỏa mãn sở thích trang trí cây cảnh của mình. Ảnh: Nguyễn Nhung
Tiếp nối với không gian phòng khách là khu vực bếp, bàn ăn của gia đình. Trước đó, giữa phòng bếp và phòng khách có một bức tường ngăn. Nhóm kiến trúc sư quyết định đập bỏ bức tường này để tạo nên một không gian liền mạch, có chiều sâu cho khu vực sinh hoạt chung.
Để phù hợp với diện tích ngôi nhà, nhóm đã thiết kế bếp hình chữ L, không gian vừa đủ để gia chủ có thể thoải mái nấu nướng mỗi ngày. Hệ tủ bếp màu trắng - xanh được phối hợp với gạch bông bắt mắt.Phòng bếp - ăn nhỏ gọn, hệ tủ bếp được đóng chạm trần giúp tối ưu diện tích để đồ dùng nhà bếp. Ảnh: Nguyễn NhungKhu vực tủ bếp dưới còn tích hợp ô để máy giặt tiện nghi, là giải pháp phổ biến cho những ngôi nhà có diện tích nhỏ. Ảnh: Nguyễn Nhung
Tầng lửng là không gian phòng ngủ của gia đình. Để tối ưu được diện tích và công năng, nhóm kiến trúc sư đã bố trí hệ tủ lùa liền giường. Đối diện giường là bàn học, được trổ thêm một ô cửa nhỏ xinh giúp kết nối với không gian dưới nhà.Giường ngủ ở tầng lửng được thiết kế hệ phản với ngăn chứa đồ bên dưới thông minh, tích hợp tủ quần áo cửa lùa giúp tối ưu không gian. Ảnh: Nguyễn NhungBàn học đối diện giường được thiết kế tối giản, có thêm ô cửa sổ để kết nối với không gian sinh hoạt chung bên dưới. Ảnh: Nguyễn NhungBản vẽ mặt bằng sau cải tạo của công trình.
Hiện trạng phòng khách trước khi được cải tạo: Lộn xộn và khá tối. Ảnh: Nguyễn Nhung
Bố trí cầu thang nhưng lại hướng phần cuối thang ra cửa, điều này là kiêng kị trong kiến trúc thiết kế của Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Nhung
Hiện trạng căn nhà trước khi được cải tạo. Ảnh: Nguyễn Nhung
Mọi nội thất, đồ đạc trong nhà đều bố trí không theo quy luật nào. Ảnh: Nguyễn Nhung
Phòng ngủ cũ tối, hẹp. Sử dụng tấm xốp dán tường màu vàng trùng nền gạch. Ảnh: Nguyễn Nhung
Phòng thờ cúng và giường ngủ nằm chung với nhau không phân cách. Ảnh: Nguyễn Nhung
Nhóm thiết kế đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu phương án thiết kế phù hợp với điều kiện hiện trạng của ngôi nhà. Giải pháp đầu tiên là thay đổi hệ thống cầu thang, chuyển cầu thang giữa nhà thành cầu thang 1 vế, tận dụng gầm cầu thang làm nơi để kệ tivi cho phòng khách, nhờ đó không gian nhà trông rộng rãi hơn hẳn. Bản thân gia chủ yêu thích thiết kế có đường cong, những đồ trang trí và cây cảnh nhưng do diện tích hạn chế nên thiết kế ban đầu khó đáp ứng.
Với lần cải tạo này, nhóm thiết kế cố gắng tạo nhiều không gian trống để gia chủ có thể trang trí theo sở thích cá nhân. Kiến trúc sư đập bỏ bức tường phía sau ghế sofa để làm hệ kính trong, bức tường kính khiến căn phòng trông rộng hơn và trở thành điểm nhấn cho phòng khách.
Ngôi nhà “lột xác” hoàn toàn sau quá trình cải tạo, mang gam màu xanh - nâu hài hoà, ấm cúng nhưng không mất đi vẻ trẻ trung. Ảnh: Nguyễn Nhung
Giải pháp đẩy cầu thang về sát tường giúp tổng thể công trình có chiều sâu, trông rộng rãi hơn hiện trạng trước đây. Gầm cầu thang được tận dụng làm tủ kệ tivi rất hợp lý. Ảnh: Nguyễn Nhung
Ngôi nhà sử dụng phần lớn là gỗ công nghiệp màu trầm, mang đến sự ấm cúng cho không gian. Ảnh: Nguyễn Nhung
Phần tường kính sau sofa là điểm nhấn dành cho phòng khách, là nơi gia chủ có thể thỏa mãn sở thích trang trí cây cảnh của mình. Ảnh: Nguyễn Nhung
Tiếp nối với không gian phòng khách là khu vực bếp, bàn ăn của gia đình. Trước đó, giữa phòng bếp và phòng khách có một bức tường ngăn. Nhóm kiến trúc sư quyết định đập bỏ bức tường này để tạo nên một không gian liền mạch, có chiều sâu cho khu vực sinh hoạt chung.
Để phù hợp với diện tích ngôi nhà, nhóm đã thiết kế bếp hình chữ L, không gian vừa đủ để gia chủ có thể thoải mái nấu nướng mỗi ngày. Hệ tủ bếp màu trắng - xanh được phối hợp với gạch bông bắt mắt.
Phòng bếp - ăn nhỏ gọn, hệ tủ bếp được đóng chạm trần giúp tối ưu diện tích để đồ dùng nhà bếp. Ảnh: Nguyễn Nhung
Khu vực tủ bếp dưới còn tích hợp ô để máy giặt tiện nghi, là giải pháp phổ biến cho những ngôi nhà có diện tích nhỏ. Ảnh: Nguyễn Nhung
Tầng lửng là không gian phòng ngủ của gia đình. Để tối ưu được diện tích và công năng, nhóm kiến trúc sư đã bố trí hệ tủ lùa liền giường. Đối diện giường là bàn học, được trổ thêm một ô cửa nhỏ xinh giúp kết nối với không gian dưới nhà.
Giường ngủ ở tầng lửng được thiết kế hệ phản với ngăn chứa đồ bên dưới thông minh, tích hợp tủ quần áo cửa lùa giúp tối ưu không gian. Ảnh: Nguyễn Nhung
Bàn học đối diện giường được thiết kế tối giản, có thêm ô cửa sổ để kết nối với không gian sinh hoạt chung bên dưới. Ảnh: Nguyễn Nhung
Bản vẽ mặt bằng sau cải tạo của công trình.