Vào những dịp cuối tuần, tại xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, nơi có đa số đồng bào dân tộc Mông, Hà Nhì, Dao... cùng sinh sống. Đây là nơi mà đồng bào các dân tộc thường tổ chức họp chợ, làm nơi mua bán trao đổi hàng hóa và giao lưu kết nối bạn bè. Chợ phiên ở xã Sì Lở Lầu luôn bày bán các đồ thổ cẩm với nhiều sắc màu sặc sỡ, đáp ứng văn hóa mặc của bà con nhiều dân tộc.Khác với các phiên chợ sầm uất tại các thành phố lớn, hàng hóa nông sản ở chợ phiên nơi biên giới này rất mộc mạc, đơn sơ và giá cả thật bình dân.Chợ phiên thường được họp vào thứ 7, Chủ Nhật. Tham gia bán hàng và chơi chợ chủ yếu là người dân tộc Mông, Dao, Hà Nhì... vì thế hàng hóa ở đây cũng đậm nét dân tộc. (Trong ảnh là những diềm vải sặc sỡ để bà con dùng trang điểm cho mũ, áo, khăn hoặc váy).Các mặt hàng thổ cẩm được bà con các dân tộc thiểu số tự tay dệt bằng phương pháp thủ công và bày bán trên các kệ gỗ, kệ tre.Những lời hàn huyên, hỏi thăm sức khỏe nhau được diễn ra mỗi khi chợ phiên vùng biên giới cực Tây của Tổ quốc này được họp.Khu ẩm thực không thể thiếu trong các chợ phiên.Các thiếu nữ dân tộc Mông đến với chợ phiên tự thưởng cho mình những bộ trang phục mới, sau những ngày tháng làm việc nương rẫy vất vả.Phiên chợ thường kết thúc vào buổi chiều, khi người mua kẻ bán đã xong thì không gian chợ lại trở về thanh bình của vùng nông thôn biên giới.
Vào những dịp cuối tuần, tại xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, nơi có đa số đồng bào dân tộc Mông, Hà Nhì, Dao... cùng sinh sống. Đây là nơi mà đồng bào các dân tộc thường tổ chức họp chợ, làm nơi mua bán trao đổi hàng hóa và giao lưu kết nối bạn bè.
Chợ phiên ở xã Sì Lở Lầu luôn bày bán các đồ thổ cẩm với nhiều sắc màu sặc sỡ, đáp ứng văn hóa mặc của bà con nhiều dân tộc.
Khác với các phiên chợ sầm uất tại các thành phố lớn, hàng hóa nông sản ở chợ phiên nơi biên giới này rất mộc mạc, đơn sơ và giá cả thật bình dân.
Chợ phiên thường được họp vào thứ 7, Chủ Nhật. Tham gia bán hàng và chơi chợ chủ yếu là người dân tộc Mông, Dao, Hà Nhì... vì thế hàng hóa ở đây cũng đậm nét dân tộc. (Trong ảnh là những diềm vải sặc sỡ để bà con dùng trang điểm cho mũ, áo, khăn hoặc váy).
Các mặt hàng thổ cẩm được bà con các dân tộc thiểu số tự tay dệt bằng phương pháp thủ công và bày bán trên các kệ gỗ, kệ tre.
Những lời hàn huyên, hỏi thăm sức khỏe nhau được diễn ra mỗi khi chợ phiên vùng biên giới cực Tây của Tổ quốc này được họp.
Khu ẩm thực không thể thiếu trong các chợ phiên.
Các thiếu nữ dân tộc Mông đến với chợ phiên tự thưởng cho mình những bộ trang phục mới, sau những ngày tháng làm việc nương rẫy vất vả.
Phiên chợ thường kết thúc vào buổi chiều, khi người mua kẻ bán đã xong thì không gian chợ lại trở về thanh bình của vùng nông thôn biên giới.