Xuất hiện tại triển lãm cây cảnh Sơn Tây (2019) mới đây, tác phẩm sanh có tên “nghênh phong phụ tự” thu hút khá đông du khách, giới chơi cây chiêm ngưỡng. Anh Nguyễn Tiến Dũng (Thường Tín, Hà Nội), chủ nhân của tác phẩm cho biết, đây là lần đầu tiên mang tác phẩm này đi triển lãm, cây sanh của anh có dáng thế lạ, mang tính nghệ thuật cao nên được anh em, bạn bè rất thích."Hơn 10 năm trước, tôi là một nhân viên của một công ty chuyên về giải khát, vì tình yêu quá lớn với cây cảnh tôi quyết định bỏ nghề chuyển sang làm cây từ đó đến nay", anh Dũng chia sẻ. Hình ảnh anh Dũng áo đen ngoài cùng bên phải. "Tôi mua cây sanh này cách đây gần 10 năm ở TP Thanh Hóa, thời điểm đó cây sanh này chỉ là một phôi (chưa có tay cành), thân rất già mang dáng trực. Khi mang cây về, tôi nhận thấy có thể chuyển từ dáng trực sang dáng hoành cây sẽ đẹp hơn", anh Dũng cho biết thêm.Theo chủ nhân của tác phẩm, cây có độ tuổi khoảng 50 năm. Trước là cây tám tầng (giới chơi cây gọi là cửu phẩm) để làm cây 9 ngọn nhưng do một biến cố nào đó họ chuyển dáng nên thân cây có những vết cắt “rất đau”, nhát cắt này nếu làm theo lối cũ (dáng trực) thì không đẹp. Khi chỉnh sửa anh dựa vào độ già của cây để làm được dáng hoành vì những cây tám tầng đã được trồng trong chậu, trưng bày một thời gian rất dài.Theo chủ nhân của cây, sở dĩ tác phẩm có tên “nghênh phong phụ tự” chứ không phải “phụ tử” vì cây “tử” nằm bên ngoài chứ không phải trong lòng cây mẹ và cũng không thể cắt bỏ cây “tử” đi được."Hai tay cành phóng sang hai bên tạo dáng cân bằng cho cây, tượng trưng cho người cha dạy dỗ, truyền lại những kinh nghiệm cho người con", anh Dũng giải thích. Cây cao tính từ mặt chậu lên ngọn khoảng 1,3m, chiều dài bông tán khoảng 1,6m. Theo giời gian, rễ cây đã “ăn” vào từng hốc đá tạo thành một bệ rễ vững chắc.Để có bộ răm, bông dày như vậy, tất cả phải trải qua uốn nắn, cắt tỉa trong một thời gian dài. ”Để đạt bộ răm như thế này mỗi năm, tôi phải cho lá rụng cơ học (ép rụng lá), bình thường 1 năm cây rụng lá một lần nhưng mình ép thì cây rụng lá 4 lần. Sau mỗi năm chỉnh sửa, lượng răm dày lên gấp đôi”, anh Dũng cho hay.Anh Vương Xuân Nguyên (người chuyên viết cây cảnh) đánh giá, cây tuy không già nhưng mang tính nghệ thuật rất cao, cây được làm rất tỉ mỉ từ thân đến ngọn, đặc biệt bộ răm, chi rất dày. "Tôi chưa định giá vì cây rất đẹp, nếu định giá bán vào thời điểm này cây có giá khoảng 2,5 tỷ đồng", anh Dũng nói.Hầu hết người có đam mê cây cảnh đều thích tác phẩm này, họ dừng chân chụp một tấm hình làm kỷ niệm với chủ nhân của tác phẩm.
Xuất hiện tại triển lãm cây cảnh Sơn Tây (2019) mới đây, tác phẩm sanh có tên “nghênh phong phụ tự” thu hút khá đông du khách, giới chơi cây chiêm ngưỡng. Anh Nguyễn Tiến Dũng (Thường Tín, Hà Nội), chủ nhân của tác phẩm cho biết, đây là lần đầu tiên mang tác phẩm này đi triển lãm, cây sanh của anh có dáng thế lạ, mang tính nghệ thuật cao nên được anh em, bạn bè rất thích.
"Hơn 10 năm trước, tôi là một nhân viên của một công ty chuyên về giải khát, vì tình yêu quá lớn với cây cảnh tôi quyết định bỏ nghề chuyển sang làm cây từ đó đến nay", anh Dũng chia sẻ. Hình ảnh anh Dũng áo đen ngoài cùng bên phải. "Tôi mua cây sanh này cách đây gần 10 năm ở TP Thanh Hóa, thời điểm đó cây sanh này chỉ là một phôi (chưa có tay cành), thân rất già mang dáng trực. Khi mang cây về, tôi nhận thấy có thể chuyển từ dáng trực sang dáng hoành cây sẽ đẹp hơn", anh Dũng cho biết thêm.
Theo chủ nhân của tác phẩm, cây có độ tuổi khoảng 50 năm. Trước là cây tám tầng (giới chơi cây gọi là cửu phẩm) để làm cây 9 ngọn nhưng do một biến cố nào đó họ chuyển dáng nên thân cây có những vết cắt “rất đau”, nhát cắt này nếu làm theo lối cũ (dáng trực) thì không đẹp. Khi chỉnh sửa anh dựa vào độ già của cây để làm được dáng hoành vì những cây tám tầng đã được trồng trong chậu, trưng bày một thời gian rất dài.
Theo chủ nhân của cây, sở dĩ tác phẩm có tên “nghênh phong phụ tự” chứ không phải “phụ tử” vì cây “tử” nằm bên ngoài chứ không phải trong lòng cây mẹ và cũng không thể cắt bỏ cây “tử” đi được.
"Hai tay cành phóng sang hai bên tạo dáng cân bằng cho cây, tượng trưng cho người cha dạy dỗ, truyền lại những kinh nghiệm cho người con", anh Dũng giải thích. Cây cao tính từ mặt chậu lên ngọn khoảng 1,3m, chiều dài bông tán khoảng 1,6m. Theo giời gian, rễ cây đã “ăn” vào từng hốc đá tạo thành một bệ rễ vững chắc.
Để có bộ răm, bông dày như vậy, tất cả phải trải qua uốn nắn, cắt tỉa trong một thời gian dài. ”Để đạt bộ răm như thế này mỗi năm, tôi phải cho lá rụng cơ học (ép rụng lá), bình thường 1 năm cây rụng lá một lần nhưng mình ép thì cây rụng lá 4 lần. Sau mỗi năm chỉnh sửa, lượng răm dày lên gấp đôi”, anh Dũng cho hay.
Anh Vương Xuân Nguyên (người chuyên viết cây cảnh) đánh giá, cây tuy không già nhưng mang tính nghệ thuật rất cao, cây được làm rất tỉ mỉ từ thân đến ngọn, đặc biệt bộ răm, chi rất dày. "Tôi chưa định giá vì cây rất đẹp, nếu định giá bán vào thời điểm này cây có giá khoảng 2,5 tỷ đồng", anh Dũng nói.
Hầu hết người có đam mê cây cảnh đều thích tác phẩm này, họ dừng chân chụp một tấm hình làm kỷ niệm với chủ nhân của tác phẩm.