Tối 24/3, hành khách bay nội địa có thể thấy rõ ở nhiều khu vực thuộc sân đỗ Cảng hàng không Nội Bài (Hà Nội), máy bay xếp hàng san sát nhau. Đây là cảnh hiếm có, kết quả của việc các đường bay quốc tế tạm dừng để phòng dịch Covid-19.Vietnam Airlines hiện có 99 máy bay trong đội bay, bao gồm nhiều dòng như Airbus A321, A350 hay Boeing 787. Từ gần một tháng trước, Vietnam Airlines đã để 40% máy bay “đắp chiếu” và giảm lương từ lãnh đạo tới nhân viên. Theo ông Dương Trí Thành, Tổng giám đốc Vietnam Airlines, tại thị trường trong nước, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus SARS-CoV-2 (COVID-19) “kéo” hàng không chậm lại 3-4 năm và làm cho tích lũy của 4-5 năm trước coi như về 0.Kể từ 0h ngày 25/3, hãng này thông báo tạm dừng khai thác tất cả đường bay quốc tế trong mạng bay đến hết ngày 30/4/2020. Dừng bay, các hãng đối mặt với chi phí bãi đỗ dù không có doanh thu. Với mỗi chiếc A321 của hãng, trọng lượng khô vào khoảng 50 tấn, chi phí đậu đỗ mỗi ngày ở mức 1,6 triệu đồng/ngày. Đội bay của hãng hiện có 69 chiếc dòng A321 đang biên chế, tổng chi phí đỗ máy bay mà hãng đang phải chi trả cho số máy bay này là khoảng hơn 3,3 tỷ đồng/tháng.Còn với các hãng khác, ước tính Vietjet Air sẽ tốn khoảng 3,6 tỷ đồng mỗi tháng để đậu đỗ máy bay. Con số này của Bamboo Airways là khoảng 1,24 tỷ đồng/tháng và của Jetstar Pacific Airlines khoảng 720 triệu đồng/tháng. Con số này dựa trên mức giá thuê bãi đỗ được công bố.Sau khi các hãng dừng bay các chuyến đi và về từ Trung Quốc, Hong Kong, Macao, Hàn Quốc, Pháp, Nga, Malaysia và Đài Loan, các đường bay Đông Nam Á gồm Singapore, Thái Lan, Indonesia, Lào, Campuchia, Myanmar cũng đã bị dừng khai thác hai chiều từ ngày 21/3. Đường bay Anh, Nhật Bản dừng hai chiều từ ngày 23/3.Theo thông tin từ sân bay Nội Bài, từ trước Tết Nguyên đán, nơi đây đã bố trí 74 vị trí đỗ máy bay qua đêm. Trong những ngày cao điểm (chủ nhật), số máy bay đỗ qua đêm lên tới 82 chiếc, trong đó Vietnam Airlines chiếm 25 chỗ, Vietjet Air 12 chỗ, Jetstar Pacific Airlines có 3 chỗ và Bamboo Airways có 7 chỗ.Lãnh đạo sân bay Nội Bài cho biết đã phối hợp với Sư đoàn 371 và Công ty Kỹ thuật máy bay (VAECO) bổ sung 5 vị trí tại sân đỗ quân sự, 4 vị trí khác tại xưởng bảo trì máy bay.Trong tháng 3, Vietnam Airlines chỉ khai thác 7.244 chuyến bay, giảm 32% so với cùng kỳ 2019 và giảm 39,8% so với tháng 2. Tác động của dịch tới Vietjet Air cũng mạnh không kém khi trong tháng 3 hãng chỉ khai thác 7.556 chuyến bay, giảm 39,3% so với cùng kỳ và giảm 40,3% so với tháng 2. Bamboo Airways cũng ghi nhận số lượng chuyến bay thực hiện trong tháng 3 chỉ đạt 3.271 chuyến, giảm 21,2% so với tháng 2.Hãng có mức cắt giảm chuyến bay mạnh nhất trong tháng 3 là Jetstar Pacific Airlines khi so với cùng kỳ 2019, hãng giảm tới 51,4% số chuyến và so với tháng 2, hãng giảm 55,9% số chuyến bay thực hiện.Theo văn bản được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) về tình hình ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến các đơn vị trong ngành GTVT, thiệt hại ban đầu của việc dừng khai thác nhiều đường bay được các hãng hàng không Việt Nam tính toán sơ bộ lên tới hơn 30.000 tỷ đồng.Tối 24/3, Vietnam Airlines bắt đầu thực hiện phun khử trùng và lau chùi vệ sinh trang thiết bị toàn bộ đội tàu bay ngay sau khi hạ cánh tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM.Trong ảnh là chiếc Airbus A350-900 vừa hạ cánh xuống sân bay Nội Bài (Hà Nội) từ Tân Sơn Nhất (TP.HCM). Các công nhân khử trùng theo quy trình gồm hai bước cơ bản là phun khử trùng tàu bay và lau chùi vệ sinh trang thiết bị bằng dung dịch chuyên dụng.Toàn bộ khu vực khoang hành khách, buồng lái, khu chuẩn bị của tiếp viên đều được khử trùng nghiêm ngặt. Các vị trí, thiết bị được tập trung khử trùng, lau chùi vệ sinh là nơi có nhiều người tiếp xúc bằng tay như khóa ngăn hành lý, thanh tỳ tay trên ghế ngồi, tai nghe, các nút bấm…Ba mươi phút sau khi phun khử trùng và vệ sinh trang thiết bị, tàu bay sẽ được đưa vào khai thác trở lại để phục vụ hành khách. Trong ảnh là xe nâng chuyên chở người tàn tật lên máy bay cũng được khử trùng toàn bộ khu vực ghế ngồi, sàn, thanh tỳ tay...
Tối 24/3, hành khách bay nội địa có thể thấy rõ ở nhiều khu vực thuộc sân đỗ Cảng hàng không Nội Bài (Hà Nội), máy bay xếp hàng san sát nhau. Đây là cảnh hiếm có, kết quả của việc các đường bay quốc tế tạm dừng để phòng dịch Covid-19.
Vietnam Airlines hiện có 99 máy bay trong đội bay, bao gồm nhiều dòng như Airbus A321, A350 hay Boeing 787. Từ gần một tháng trước, Vietnam Airlines đã để 40% máy bay “đắp chiếu” và giảm lương từ lãnh đạo tới nhân viên. Theo ông Dương Trí Thành, Tổng giám đốc Vietnam Airlines, tại thị trường trong nước, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus SARS-CoV-2 (COVID-19) “kéo” hàng không chậm lại 3-4 năm và làm cho tích lũy của 4-5 năm trước coi như về 0.
Kể từ 0h ngày 25/3, hãng này thông báo tạm dừng khai thác tất cả đường bay quốc tế trong mạng bay đến hết ngày 30/4/2020. Dừng bay, các hãng đối mặt với chi phí bãi đỗ dù không có doanh thu. Với mỗi chiếc A321 của hãng, trọng lượng khô vào khoảng 50 tấn, chi phí đậu đỗ mỗi ngày ở mức 1,6 triệu đồng/ngày. Đội bay của hãng hiện có 69 chiếc dòng A321 đang biên chế, tổng chi phí đỗ máy bay mà hãng đang phải chi trả cho số máy bay này là khoảng hơn 3,3 tỷ đồng/tháng.
Còn với các hãng khác, ước tính Vietjet Air sẽ tốn khoảng 3,6 tỷ đồng mỗi tháng để đậu đỗ máy bay. Con số này của Bamboo Airways là khoảng 1,24 tỷ đồng/tháng và của Jetstar Pacific Airlines khoảng 720 triệu đồng/tháng. Con số này dựa trên mức giá thuê bãi đỗ được công bố.
Sau khi các hãng dừng bay các chuyến đi và về từ Trung Quốc, Hong Kong, Macao, Hàn Quốc, Pháp, Nga, Malaysia và Đài Loan, các đường bay Đông Nam Á gồm Singapore, Thái Lan, Indonesia, Lào, Campuchia, Myanmar cũng đã bị dừng khai thác hai chiều từ ngày 21/3. Đường bay Anh, Nhật Bản dừng hai chiều từ ngày 23/3.
Theo thông tin từ sân bay Nội Bài, từ trước Tết Nguyên đán, nơi đây đã bố trí 74 vị trí đỗ máy bay qua đêm. Trong những ngày cao điểm (chủ nhật), số máy bay đỗ qua đêm lên tới 82 chiếc, trong đó Vietnam Airlines chiếm 25 chỗ, Vietjet Air 12 chỗ, Jetstar Pacific Airlines có 3 chỗ và Bamboo Airways có 7 chỗ.
Lãnh đạo sân bay Nội Bài cho biết đã phối hợp với Sư đoàn 371 và Công ty Kỹ thuật máy bay (VAECO) bổ sung 5 vị trí tại sân đỗ quân sự, 4 vị trí khác tại xưởng bảo trì máy bay.
Trong tháng 3, Vietnam Airlines chỉ khai thác 7.244 chuyến bay, giảm 32% so với cùng kỳ 2019 và giảm 39,8% so với tháng 2. Tác động của dịch tới Vietjet Air cũng mạnh không kém khi trong tháng 3 hãng chỉ khai thác 7.556 chuyến bay, giảm 39,3% so với cùng kỳ và giảm 40,3% so với tháng 2. Bamboo Airways cũng ghi nhận số lượng chuyến bay thực hiện trong tháng 3 chỉ đạt 3.271 chuyến, giảm 21,2% so với tháng 2.
Hãng có mức cắt giảm chuyến bay mạnh nhất trong tháng 3 là Jetstar Pacific Airlines khi so với cùng kỳ 2019, hãng giảm tới 51,4% số chuyến và so với tháng 2, hãng giảm 55,9% số chuyến bay thực hiện.
Theo văn bản được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) về tình hình ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến các đơn vị trong ngành GTVT, thiệt hại ban đầu của việc dừng khai thác nhiều đường bay được các hãng hàng không Việt Nam tính toán sơ bộ lên tới hơn 30.000 tỷ đồng.
Tối 24/3, Vietnam Airlines bắt đầu thực hiện phun khử trùng và lau chùi vệ sinh trang thiết bị toàn bộ đội tàu bay ngay sau khi hạ cánh tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM.
Trong ảnh là chiếc Airbus A350-900 vừa hạ cánh xuống sân bay Nội Bài (Hà Nội) từ Tân Sơn Nhất (TP.HCM). Các công nhân khử trùng theo quy trình gồm hai bước cơ bản là phun khử trùng tàu bay và lau chùi vệ sinh trang thiết bị bằng dung dịch chuyên dụng.
Toàn bộ khu vực khoang hành khách, buồng lái, khu chuẩn bị của tiếp viên đều được khử trùng nghiêm ngặt. Các vị trí, thiết bị được tập trung khử trùng, lau chùi vệ sinh là nơi có nhiều người tiếp xúc bằng tay như khóa ngăn hành lý, thanh tỳ tay trên ghế ngồi, tai nghe, các nút bấm…
Ba mươi phút sau khi phun khử trùng và vệ sinh trang thiết bị, tàu bay sẽ được đưa vào khai thác trở lại để phục vụ hành khách. Trong ảnh là xe nâng chuyên chở người tàn tật lên máy bay cũng được khử trùng toàn bộ khu vực ghế ngồi, sàn, thanh tỳ tay...