Đã thành lệ, cứ vào dịp cuối năm khu chợ hoa như Hàng Lược, đường Láng, Lạc Long Quân, Hoàng Hoa Thám lại nô nức tiểu thương tụ họp. Họ tận dụng từng mét vuông vỉa hè để bày bán cây cảnh, đủ loại từ đào, quất, hồng, lan,…Tết nào cũng vậy, các tiểu thương tại khu chợ hoa cảnh giáp Tết cũng loay hoay với vòng lặp “được mùa mất giá, được giá mất mùa”. Năm nay đặc biệt khó khăn hơn mọi năm, khi có thêm dịch bệnh.Tính đến nay đã được gần chục cái Tết "cắm chốt" ở đoạn vỉa hè chợ hoa Hàng Lược, hai vợ chồng chị Lan lại đem đào lên đây bán. Càng sát Tết bán càng chạy, thế nhưng giá cũng theo đó mà... giảm đi.Chia sẻ với PV, chị Lan tâm sự: "Năm ngoái thời tiết không ủng hộ, đào nở bung bét hết nên đành phải bỏ cả hai vườn. Năm nay thì nhiều nụ, nhưng mà lại gặp COVID-19. Buôn bán chậm hơn năm trước”. Ngồi gần đó, chị Thu nói bằng chất giọng lanh lảnh: “Cũng chán lắm, nhưng ở nhà ông bà già rồi nên mình phải đi thay".Cứ đến sát Tết, các lái buôn lại đổ về các vườn trồng đào, quất... lớn và nổi tiếng như Quảng An, Tứ Liên, Văn Giang... để mua cây. Tình hình năm nay lại khác, chứng kiến tình hình dịch bệnh kéo dài dai dẳng, nhiều lái buôn chủ động “bỏ cọc” vì lo sợ sẽ ế hàng, buộc nhiều hộ nông dân phải tự đem cây đi bán hoặc nhờ người quen đưa lên thành phố bán hộ.Với anh Bình, một người trồng đào lâu năm, kể từ khi làng đào Nhật Tân (quận Tây Hồ) lên phố, các vườn đào ở An Khánh càng được mở rộng, cây cảnh ngày Tết trở thành “cần câu cơm” cuối năm cho người nông dân.Ông chủ vườn đào tại Nhật Tân chia sẻ: "Năm nay thì buôn bán không bằng như năm ngoái, cũng gốc đào dáng huyền năm ngoái có người trả 2 triệu, năm nay rao 1 triệu người ta còn quay đi”. Anh Khánh nói thêm: “Vì dịch nên dân buôn họ không xuống vườn ôm như mọi năm, chúng tôi phải tự bán lấy, lãi có ít nhưng còn hơn là không bán được".Rời vỉa hè đường Láng, chúng tôi tới chợ hoa Quảng An, nơi dân buôn đào chiếm đại đa số. Với những dòng xe máy tấp nập men theo “đường 5 mét” vào chợ hoa, dường như tiểu thương tại đây không dễ gì lâm vào cảnh ế ẩm vì dịch bệnh.“Vào xem hoa đào đi các em ơi! Đào năm nay đẹp lắm, mấy em làm một cành về chơi Tết. Không thì nghỉ chân làm cốc nước cũng được,” một phụ nữ đứng tuổi đon đả mời chào trên đường Láng.Nhìn cảnh người xem tấp nập nhưng "chốt đơn" chẳng được bao nhiêu, nhiều thương lái bán cây cảnh "chép miệng": "Được mùa nhưng ế ẩm, đúng là một năm kinh tế buồn".Cảnh ế ẩm chợ hoa Hàng Lược ngày cận Tết.Những gánh hàng rong bán hoa đào cũng không được quan tâm như các mùa xuân trước.Mời quý độc giả đón xem thêm video: Không cần visa, cô giáo Việt Nam vẫn cùng học trò đi du lịch 30 quốc gia khác nhau - Nguồn: VTV24
Đã thành lệ, cứ vào dịp cuối năm khu chợ hoa như Hàng Lược, đường Láng, Lạc Long Quân, Hoàng Hoa Thám lại nô nức tiểu thương tụ họp. Họ tận dụng từng mét vuông vỉa hè để bày bán cây cảnh, đủ loại từ đào, quất, hồng, lan,…
Tết nào cũng vậy, các tiểu thương tại khu chợ hoa cảnh giáp Tết cũng loay hoay với vòng lặp “được mùa mất giá, được giá mất mùa”. Năm nay đặc biệt khó khăn hơn mọi năm, khi có thêm dịch bệnh.
Tính đến nay đã được gần chục cái Tết "cắm chốt" ở đoạn vỉa hè chợ hoa Hàng Lược, hai vợ chồng chị Lan lại đem đào lên đây bán. Càng sát Tết bán càng chạy, thế nhưng giá cũng theo đó mà... giảm đi.
Chia sẻ với PV, chị Lan tâm sự: "Năm ngoái thời tiết không ủng hộ, đào nở bung bét hết nên đành phải bỏ cả hai vườn. Năm nay thì nhiều nụ, nhưng mà lại gặp COVID-19. Buôn bán chậm hơn năm trước”. Ngồi gần đó, chị Thu nói bằng chất giọng lanh lảnh: “Cũng chán lắm, nhưng ở nhà ông bà già rồi nên mình phải đi thay".
Cứ đến sát Tết, các lái buôn lại đổ về các vườn trồng đào, quất... lớn và nổi tiếng như Quảng An, Tứ Liên, Văn Giang... để mua cây. Tình hình năm nay lại khác, chứng kiến tình hình dịch bệnh kéo dài dai dẳng, nhiều lái buôn chủ động “bỏ cọc” vì lo sợ sẽ ế hàng, buộc nhiều hộ nông dân phải tự đem cây đi bán hoặc nhờ người quen đưa lên thành phố bán hộ.
Với anh Bình, một người trồng đào lâu năm, kể từ khi làng đào Nhật Tân (quận Tây Hồ) lên phố, các vườn đào ở An Khánh càng được mở rộng, cây cảnh ngày Tết trở thành “cần câu cơm” cuối năm cho người nông dân.
Ông chủ vườn đào tại Nhật Tân chia sẻ: "Năm nay thì buôn bán không bằng như năm ngoái, cũng gốc đào dáng huyền năm ngoái có người trả 2 triệu, năm nay rao 1 triệu người ta còn quay đi”. Anh Khánh nói thêm: “Vì dịch nên dân buôn họ không xuống vườn ôm như mọi năm, chúng tôi phải tự bán lấy, lãi có ít nhưng còn hơn là không bán được".
Rời vỉa hè đường Láng, chúng tôi tới chợ hoa Quảng An, nơi dân buôn đào chiếm đại đa số. Với những dòng xe máy tấp nập men theo “đường 5 mét” vào chợ hoa, dường như tiểu thương tại đây không dễ gì lâm vào cảnh ế ẩm vì dịch bệnh.
“Vào xem hoa đào đi các em ơi! Đào năm nay đẹp lắm, mấy em làm một cành về chơi Tết. Không thì nghỉ chân làm cốc nước cũng được,” một phụ nữ đứng tuổi đon đả mời chào trên đường Láng.
Nhìn cảnh người xem tấp nập nhưng "chốt đơn" chẳng được bao nhiêu, nhiều thương lái bán cây cảnh "chép miệng": "Được mùa nhưng ế ẩm, đúng là một năm kinh tế buồn".
Cảnh ế ẩm chợ hoa Hàng Lược ngày cận Tết.
Những gánh hàng rong bán hoa đào cũng không được quan tâm như các mùa xuân trước.
Mời quý độc giả đón xem thêm video: Không cần visa, cô giáo Việt Nam vẫn cùng học trò đi du lịch 30 quốc gia khác nhau - Nguồn: VTV24