Sinh sống ở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, nhưng anh Huỳnh Đức Hiếu (SN 1990) lại có máu đam mê với ngành nông nghiệp. Tình cờ một lần xem trên mạng xã hội, thấy mô hình trồng rau khí canh ở tỉnh Lâm Đồng đem lại hiệu quả cao, có nhiều ưu điểm và phù hợp với nhu cầu của người dân hiện nay, anh đã theo học.Sau 3 tháng học tập, anh Hiếu nắm vững kiến thức và nhận chuyển giao công nghệ từ một công ty ở tỉnh Lâm Đồng rồi về quê bắt đầu triển khai mô hình. "Ý tưởng này cũng xuất phát từ nhu cầu sử dụng rau sạch của người dân. Hiện nay, nhiều người dân thích sử dụng rau sạch, nhưng không có diện tích đất để trồng, đặc biệt là khu vực thành phố. Nhận thấy, trồng rau khí canh có tính ưu việt và có thể đáp ứng nhu cầu của người dân nên tôi quyết định tìm hiểu và học mô hình này", anh Hiếu chia sẻ.Theo anh Hiếu, cách trồng rau khí canh khác với trồng rau theo phương pháp truyền thống. Trồng rau khí canh là công nghệ tuần hoàn và hoạt động theo cơ chế tự động hóa.Đặc biệt, rau khí canh không trồng dưới đất mà sẽ được trồng trên các trụ nhựa. Mỗi trụ được thiết kế 48 hốc để trồng giá thể, tương ứng với 48 khóm hoặc cây rau.Trước khi đưa rau lên trồng trên trụ nhựa, anh Hiếu sử dụng hỗn hợp hữu cơ để ươm giống.Tùy từng loại rau, cây giống sau khi ươm từ 10 đến 15 ngày thì sẽ được đưa vào giá đỡ trên trụ nhựa để trồng.Theo anh Hiếu, các trụ nhựa và ống chứa nước được kết nối theo hệ thống tuần hoàn. "Nước được chứa sẵn trong các bồn lớn, sau đó sử dụng máy bơm dẫn nước vào ống nhựa để phun vào hố trồng rau. Việc tưới nước này khác với trồng rau thủy canh, nước bơm ra sẽ ở dạng phun sương trực tiếp vào rễ cây, mỗi lần phun sương từ 3 đến 6 phút. Nước sử dụng phun sương này là loại nước có chất dinh dưỡng. Đặc biệt, trồng rau khí canh sẽ lấy ánh sáng hoàn toàn tự nhiên, không phải lắp đặt nhà màng", anh Hiếu nói.Cũng theo anh Hiếu, hiện anh tập trung vào việc nhận lắp đặt hệ thống trồng rau khí canh cho người dân quanh địa bàn thành phố Thanh Hóa. Chi phí lắp đặt 1,5-1,8 triệu đồng/trụ nhựa. Chàng trai trẻ cho biết, với diện tích ở sân thượng, hiên nhà, người dân có thể lắp đặt khoảng 3-4 trụ rau là có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng rau sinh hoạt hàng ngày."Vì cây rau không tiếp xúc với các vi khuẩn, mầm mống gây bệnh từ mặt đất nên trồng rau theo phương pháp khí canh còn hạn chế tối đa sâu bệnh, an toàn và sạch đối với người sử dụng", anh Hiếu nói. Ngoài lắp đặt hệ thống trồng rau, hiện tại khu vườn của anh Hiếu có 60 trụ rau, mỗi trụ cho năng suất 7-10kg sản phẩm. Sản lượng rau của vườn có thể đạt khoảng 5 tạ rau mỗi tháng. Anh Hiếu cho biết, thời gian tới sẽ mở rộng mô hình để phục vụ người dân. Ông Nguyễn Đức Hòa, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, cho biết, đây là lần đầu tiên trên địa bàn có mô hình trồng rau khí canh. Theo ông Hòa, mô hình trồng rau khí canh là mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Các sản phẩm làm ra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Sinh sống ở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, nhưng anh Huỳnh Đức Hiếu (SN 1990) lại có máu đam mê với ngành nông nghiệp. Tình cờ một lần xem trên mạng xã hội, thấy mô hình trồng rau khí canh ở tỉnh Lâm Đồng đem lại hiệu quả cao, có nhiều ưu điểm và phù hợp với nhu cầu của người dân hiện nay, anh đã theo học.
Sau 3 tháng học tập, anh Hiếu nắm vững kiến thức và nhận chuyển giao công nghệ từ một công ty ở tỉnh Lâm Đồng rồi về quê bắt đầu triển khai mô hình. "Ý tưởng này cũng xuất phát từ nhu cầu sử dụng rau sạch của người dân. Hiện nay, nhiều người dân thích sử dụng rau sạch, nhưng không có diện tích đất để trồng, đặc biệt là khu vực thành phố. Nhận thấy, trồng rau khí canh có tính ưu việt và có thể đáp ứng nhu cầu của người dân nên tôi quyết định tìm hiểu và học mô hình này", anh Hiếu chia sẻ.
Theo anh Hiếu, cách trồng rau khí canh khác với trồng rau theo phương pháp truyền thống. Trồng rau khí canh là công nghệ tuần hoàn và hoạt động theo cơ chế tự động hóa.
Đặc biệt, rau khí canh không trồng dưới đất mà sẽ được trồng trên các trụ nhựa. Mỗi trụ được thiết kế 48 hốc để trồng giá thể, tương ứng với 48 khóm hoặc cây rau.
Trước khi đưa rau lên trồng trên trụ nhựa, anh Hiếu sử dụng hỗn hợp hữu cơ để ươm giống.
Tùy từng loại rau, cây giống sau khi ươm từ 10 đến 15 ngày thì sẽ được đưa vào giá đỡ trên trụ nhựa để trồng.
Theo anh Hiếu, các trụ nhựa và ống chứa nước được kết nối theo hệ thống tuần hoàn. "Nước được chứa sẵn trong các bồn lớn, sau đó sử dụng máy bơm dẫn nước vào ống nhựa để phun vào hố trồng rau. Việc tưới nước này khác với trồng rau thủy canh, nước bơm ra sẽ ở dạng phun sương trực tiếp vào rễ cây, mỗi lần phun sương từ 3 đến 6 phút. Nước sử dụng phun sương này là loại nước có chất dinh dưỡng. Đặc biệt, trồng rau khí canh sẽ lấy ánh sáng hoàn toàn tự nhiên, không phải lắp đặt nhà màng", anh Hiếu nói.
Cũng theo anh Hiếu, hiện anh tập trung vào việc nhận lắp đặt hệ thống trồng rau khí canh cho người dân quanh địa bàn thành phố Thanh Hóa. Chi phí lắp đặt 1,5-1,8 triệu đồng/trụ nhựa. Chàng trai trẻ cho biết, với diện tích ở sân thượng, hiên nhà, người dân có thể lắp đặt khoảng 3-4 trụ rau là có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng rau sinh hoạt hàng ngày.
"Vì cây rau không tiếp xúc với các vi khuẩn, mầm mống gây bệnh từ mặt đất nên trồng rau theo phương pháp khí canh còn hạn chế tối đa sâu bệnh, an toàn và sạch đối với người sử dụng", anh Hiếu nói. Ngoài lắp đặt hệ thống trồng rau, hiện tại khu vườn của anh Hiếu có 60 trụ rau, mỗi trụ cho năng suất 7-10kg sản phẩm. Sản lượng rau của vườn có thể đạt khoảng 5 tạ rau mỗi tháng. Anh Hiếu cho biết, thời gian tới sẽ mở rộng mô hình để phục vụ người dân. Ông Nguyễn Đức Hòa, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, cho biết, đây là lần đầu tiên trên địa bàn có mô hình trồng rau khí canh. Theo ông Hòa, mô hình trồng rau khí canh là mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Các sản phẩm làm ra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.