UBND xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm đang tạm giữ tảng đá nặng 20 tấn nghi khoáng sản quý do ông Phạm Văn Chính mua và đào lên tại vườn cà phê. Giới chơi đá quý tại Lâm Đồng nhận định, tảng đá trên là caxedon, giá trị hàng tỷ đồng.Một tháng trước, trong lúc làm vườn cà phê, người dân tại xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm phát hiện tảng đá khổng lồ nghi đá quý. Sau đó, ông Phạm Văn Chính (ngụ cùng xã) đã mua lại 100 triệu đồng. Tảng đá dài 4 m, rộng 2 m và dày khoảng 1 m, có nhiều vân sặc sỡ.Để đưa được tảng đá dưới độ sâu 2 m lên, ông Chính đã bỏ ra 55 triệu đồng thuê người đào, hỗ trợ hoa màu để di chuyển ra đường lớn mất thêm khoảng 180 triệu đồng và chi phí thuê người trông coi gần một tháng. Tổng chi phí ông Chính đã chi ra khoảng 350 triệu đồng. Ảnh: Tảng đá bị đập một phần lộ ra đường vân bên trong.Tuy nhiên, vì ông không thông báo với địa phương mà tự ý khai thác nên tảng đá bị lực lượng chức năng lập biên bản tạm giữ, đồng thời đưa về trụ sở UBND xã. Theo những người chơi đá quý ở TP Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) thì tảng đá nguyên khối trên là đá Canxedon, có nhiều vân sặc sỡ, có thể trị giá hàng tỷ đồng.4 năm trước, bà Trần Thị Sắc (45 tuổi, huyện Chư Sê, Gia Lai) thuê máy đào ao chứa nước tưới cây trên đất nhà thì phát hiện tảng đá gần 8 tấn thuộc dòng đá canxedon (bán quý). Bà thuê xe cơ giới cẩu tảng đá lên làm cảnh trang trí trong nhà. Nửa tháng sau, đoàn liên ngành huyện Chư Sê đến lập biên bản tịch thu hòn đá, phạt bà Sắc 2 triệu đồng về tội vận chuyển trái phép khoáng sản. Ảnh: "Hòn đá bị giam" trong lồng sắt tại UBND H.Chư Sê.Cho rằng quyết định xử phạt là trái pháp luật, bà Sắc làm đơn khởi kiện. Đầu năm 2014, sau nhiều phiên tòa không có kết quả, cuối cùng UBND huyện Chư Sê đã phải bồi thường 50 triệu đồng cho bà Sắc để rút đơn kiện. Riêng cục đá vẫn bị tịch thu để trưng bày ở công viên. Ảnh: Hòn đá được trưng bày tại công viên Đại Đoàn Kết TP.Pleiku, Gia Lai.Ngày 10/2/2015, ông Nguyễn Chí Thanh (trú thôn Nam Định, xã Đắk Gằn) thuê máy múc đào hồ tưới cà phê trong khu rẫy phát hiện tảng đá. Ông Thanh gọi thêm nhiều máy múc đến đào đất, đưa tảng đá lên. Khi nhận thông tin, biết đây là đá bán quý, cấm khai thác, buôn bán nên xã Đắk Gằn đã chỉ đạo công an xã đến lập biên bản, cắt cử người trông coi, đồng thời báo lên công an huyện.Tuy nhiên, lợi dụng dịp tết, ông Thanh cùng một nhóm người tiếp tục thuê máy múc đào bới, thỏa thuận bán đá cho một người ở TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Khi đang vận chuyển tảng đá sang Buôn Ma Thuột bằng xe đầu kéo trên quốc lộ 14 thì công an tỉnh Đắk Nông phát hiện, lập biên bản, đưa tảng đá về trụ sở tạm giữ để xử lý. Theo ước tính, tảng đá quý này dài 4 m, rộng 3,5 m, cao 1,3 m, nặng khoảng 27-30 tấn.Nguồn tin từ UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, lãnh đạo UBND tỉnh này đã thống nhất phương án tịch thu viên đá canxedon nặng gần 30 tấn để đưa vào trưng bày tại bảo tàng tỉnh; Ngoài ra, công an tỉnh này cũng đề xuất xử phạt hành chính người vận chuyển, khai thác đá hơn 1 tỷ đồng.Khối đá ngọc bích lớn nhất thế giới đã xuất hiện ở Việt Nam, do chủ Công ty Thần Châu Ngọc Việt mua được. Ông Đào Trọng Cường, chủ Công ty Thần Châu Ngọc Việt đã mua được khối đá quý 35 tấn với giá 5 triệu USD (khoảng 105 tỷ đồng) trong một lần sang Trung Quốc năm 2009.Khối đá sau đó được chế tác thành pho tượng Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni phát hào quang. Tại xưởng chế tác ngọc quý của công ty Thần Châu Ngọc Việt ở Hải Dương, camera tự động đặt tại xưởng đã ghi lại được hình ảnh về các vầng hào quang bí ẩn xuất hiện xung quanh khối đá.Một hòn đá vô tình được mua bên đường với giá 50.000 giờ được trả với giá 2 tỷ nhưng chủ nhân nhất định không bán. Đó là viên đá quý của ông Nguyễn Thanh Nhàn, 68 tuổi, trú tại phường Năng Tĩnh, TP Nam Định, tỉnh Nam Định.Hòn đá của ông là hòn đá tự nhiên không bị đục đẽo hay gắn lại mà là một hòn đá nguyên khối, đặc biệt có hình dạng gần giống hình con rùa, có đủ đầu mũi mắt, đầu chúc xuống miệng ngậm đốc kiếm dài 3,5cm, bên lưng trái nổi bật hai chữ Nho “Nhất tâm”, màu đen nổi bật trên nền vàng rất rõ nét.
UBND xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm đang tạm giữ tảng đá nặng 20 tấn nghi khoáng sản quý do ông Phạm Văn Chính mua và đào lên tại vườn cà phê. Giới chơi đá quý tại Lâm Đồng nhận định, tảng đá trên là caxedon, giá trị hàng tỷ đồng.
Một tháng trước, trong lúc làm vườn cà phê, người dân tại xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm phát hiện tảng đá khổng lồ nghi đá quý. Sau đó, ông Phạm Văn Chính (ngụ cùng xã) đã mua lại 100 triệu đồng. Tảng đá dài 4 m, rộng 2 m và dày khoảng 1 m, có nhiều vân sặc sỡ.
Để đưa được tảng đá dưới độ sâu 2 m lên, ông Chính đã bỏ ra 55 triệu đồng thuê người đào, hỗ trợ hoa màu để di chuyển ra đường lớn mất thêm khoảng 180 triệu đồng và chi phí thuê người trông coi gần một tháng. Tổng chi phí ông Chính đã chi ra khoảng 350 triệu đồng. Ảnh: Tảng đá bị đập một phần lộ ra đường vân bên trong.
Tuy nhiên, vì ông không thông báo với địa phương mà tự ý khai thác nên tảng đá bị lực lượng chức năng lập biên bản tạm giữ, đồng thời đưa về trụ sở UBND xã. Theo những người chơi đá quý ở TP Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) thì tảng đá nguyên khối trên là đá Canxedon, có nhiều vân sặc sỡ, có thể trị giá hàng tỷ đồng.
4 năm trước, bà Trần Thị Sắc (45 tuổi, huyện Chư Sê, Gia Lai) thuê máy đào ao chứa nước tưới cây trên đất nhà thì phát hiện tảng đá gần 8 tấn thuộc dòng đá canxedon (bán quý). Bà thuê xe cơ giới cẩu tảng đá lên làm cảnh trang trí trong nhà. Nửa tháng sau, đoàn liên ngành huyện Chư Sê đến lập biên bản tịch thu hòn đá, phạt bà Sắc 2 triệu đồng về tội vận chuyển trái phép khoáng sản. Ảnh: "Hòn đá bị giam" trong lồng sắt tại UBND H.Chư Sê.
Cho rằng quyết định xử phạt là trái pháp luật, bà Sắc làm đơn khởi kiện. Đầu năm 2014, sau nhiều phiên tòa không có kết quả, cuối cùng UBND huyện Chư Sê đã phải bồi thường 50 triệu đồng cho bà Sắc để rút đơn kiện. Riêng cục đá vẫn bị tịch thu để trưng bày ở công viên. Ảnh: Hòn đá được trưng bày tại công viên Đại Đoàn Kết TP.Pleiku, Gia Lai.
Ngày 10/2/2015, ông Nguyễn Chí Thanh (trú thôn Nam Định, xã Đắk Gằn) thuê máy múc đào hồ tưới cà phê trong khu rẫy phát hiện tảng đá. Ông Thanh gọi thêm nhiều máy múc đến đào đất, đưa tảng đá lên. Khi nhận thông tin, biết đây là đá bán quý, cấm khai thác, buôn bán nên xã Đắk Gằn đã chỉ đạo công an xã đến lập biên bản, cắt cử người trông coi, đồng thời báo lên công an huyện.
Tuy nhiên, lợi dụng dịp tết, ông Thanh cùng một nhóm người tiếp tục thuê máy múc đào bới, thỏa thuận bán đá cho một người ở TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Khi đang vận chuyển tảng đá sang Buôn Ma Thuột bằng xe đầu kéo trên quốc lộ 14 thì công an tỉnh Đắk Nông phát hiện, lập biên bản, đưa tảng đá về trụ sở tạm giữ để xử lý. Theo ước tính, tảng đá quý này dài 4 m, rộng 3,5 m, cao 1,3 m, nặng khoảng 27-30 tấn.
Nguồn tin từ UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, lãnh đạo UBND tỉnh này đã thống nhất phương án tịch thu viên đá canxedon nặng gần 30 tấn để đưa vào trưng bày tại bảo tàng tỉnh; Ngoài ra, công an tỉnh này cũng đề xuất xử phạt hành chính người vận chuyển, khai thác đá hơn 1 tỷ đồng.
Khối đá ngọc bích lớn nhất thế giới đã xuất hiện ở Việt Nam, do chủ Công ty Thần Châu Ngọc Việt mua được. Ông Đào Trọng Cường, chủ Công ty Thần Châu Ngọc Việt đã mua được khối đá quý 35 tấn với giá 5 triệu USD (khoảng 105 tỷ đồng) trong một lần sang Trung Quốc năm 2009.
Khối đá sau đó được chế tác thành pho tượng Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni phát hào quang. Tại xưởng chế tác ngọc quý của công ty Thần Châu Ngọc Việt ở Hải Dương, camera tự động đặt tại xưởng đã ghi lại được hình ảnh về các vầng hào quang bí ẩn xuất hiện xung quanh khối đá.
Một hòn đá vô tình được mua bên đường với giá 50.000 giờ được trả với giá 2 tỷ nhưng chủ nhân nhất định không bán. Đó là viên đá quý của ông Nguyễn Thanh Nhàn, 68 tuổi, trú tại phường Năng Tĩnh, TP Nam Định, tỉnh Nam Định.
Hòn đá của ông là hòn đá tự nhiên không bị đục đẽo hay gắn lại mà là một hòn đá nguyên khối, đặc biệt có hình dạng gần giống hình con rùa, có đủ đầu mũi mắt, đầu chúc xuống miệng ngậm đốc kiếm dài 3,5cm, bên lưng trái nổi bật hai chữ Nho “Nhất tâm”, màu đen nổi bật trên nền vàng rất rõ nét.