Chó ngao Tây Tạng (Tibetan Mastiff) được coi là giống chó hộ vệ của Vương quốc Himalaya ở vùng đất Tây Tạng xa xưa và cũng là tổ tiên của rất nhiều giống chó lớn ngày nay. Tại Trung Quốc, ngao Tạng được nhiều người coi là linh thú và trong những năm vừa qua nó trở thành thú chơi đặc biệt của giới nhà giàu. Ảnh: cachnuoichohay.com.Thuở ban đầu, loài chó này được mua với mức giá 3,5 tỷ đồng. Xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2007 với mức giá 150 triệu đồng. Với các giống lai hiện nay có mức giá mềm hơn rất nhiều, khoảng 20 – 25 triệu với chú chó ngao Tây Tạng vài tháng tuổi và được bán phổ biến tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: cachnuoichohay.com.Chó ngao Tây Tạng không chỉ đẹp mà còn khôn ngoan, phụ thuộc nhiều vào tình yêu thương và sự hiểu biết khi chăm sóc chúng của người chủ. Một chú chó đạt chuẩn có 50% phụ thuộc vào giống, nửa còn lại nhờ sự chăm sóc. Chăm sóc cho các "chiến binh" này tốn nhiều công sức và đòi hỏi chuyên môn, y học kỹ càng. Ảnh: cachnuoichohay.com.Địa gia Nghiêm Xuân Kỳ (Hà Nội) - nổi tiếng trong những người nuôi chó tại Việt Nam kể rằng, anh từng phải kỳ công mài sừng tê giác cho chú ngao của mình uống khi bị bệnh để lấy lại sức khỏe. Ảnh: Phụ nữ & Đời sống.Nhiều người sẵn sàng bật điều hòa cả ngày cho các "bạn lông lá" bởi quan niệm chó ngao Tạng quen với thời tiết lạnh giá vùng núi tuyết hơn là nắng nóng. Ảnh: Phụ nữ & Đời sống.Theo Kiều Văn Hoàng (Quảng Ninh) - người lành nghề nuôi ngao Tạng cho biết, điều đặc biệt lưu ý để đảm bảo sức khỏe và vẻ đẹp cho ngao Tạng chính là chăm sóc bộ lông. Vào dịp nắng nóng, tuần nào cũng phải chải lông cho chó. Lượng lông của chúng có thể đựng đầy một thúng to. Ảnh: Zing.Ngoài ra, chó Tạng cần không gian rộng nên người nuôi phải thường xuyên cho chúng đi dạo. Ảnh: Zing.Chế độ dinh dưỡng của các chú chó này cũng rất quan trọng. Nhiều người không biết cân đối dinh dưỡng từng thời kỳ của chó nên có thể khiến chúng bị béo phì, tỷ lệ xương - cơ quá chênh lệch, ảnh hưởng tới sức khỏe. Ảnh: Zing.Chất lượng thức ăn không đảm bảo cũng khiến ngao bị bệnh. Bởi thế, dù chúng có thể ăn thịt sống nhưng những người nuôi chó Việt Nam thường nấu chín thức ăn của ngao. Ảnh: Trại chó ngao tạng Phượng Hoàng.Khi cho chó ngao ăn, nên chia thành các bữa ăn nhỏ giống như bữa ăn của người, một ngày 3 bữa. Ảnh: Trại chó ngao tạng Phượng Hoàng.Và ở từng giai đoạn thì có chế độ ăn khác nhau. Với giống chó từ 2 -4 tháng tuổi thì nên cho ăn nhiều thịt nạc và một ít đồ khô. Ảnh: Zing.Với những chú chó lớn hơn khi đã đủ cứng cáp và khỏe mạnh, bạn nên bổ sung nhiều protein từ thịt, trứng và nội tạng động vật, can xi từ xương thịt lợn, thịt gà. Ảnh: Trại chó ngao tạng Phượng Hoàng.
Chó ngao Tây Tạng (Tibetan Mastiff) được coi là giống chó hộ vệ của Vương quốc Himalaya ở vùng đất Tây Tạng xa xưa và cũng là tổ tiên của rất nhiều giống chó lớn ngày nay. Tại Trung Quốc, ngao Tạng được nhiều người coi là linh thú và trong những năm vừa qua nó trở thành thú chơi đặc biệt của giới nhà giàu. Ảnh: cachnuoichohay.com.
Thuở ban đầu, loài chó này được mua với mức giá 3,5 tỷ đồng. Xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2007 với mức giá 150 triệu đồng. Với các giống lai hiện nay có mức giá mềm hơn rất nhiều, khoảng 20 – 25 triệu với chú chó ngao Tây Tạng vài tháng tuổi và được bán phổ biến tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: cachnuoichohay.com.
Chó ngao Tây Tạng không chỉ đẹp mà còn khôn ngoan, phụ thuộc nhiều vào tình yêu thương và sự hiểu biết khi chăm sóc chúng của người chủ. Một chú chó đạt chuẩn có 50% phụ thuộc vào giống, nửa còn lại nhờ sự chăm sóc. Chăm sóc cho các "chiến binh" này tốn nhiều công sức và đòi hỏi chuyên môn, y học kỹ càng. Ảnh: cachnuoichohay.com.
Địa gia Nghiêm Xuân Kỳ (Hà Nội) - nổi tiếng trong những người nuôi chó tại Việt Nam kể rằng, anh từng phải kỳ công mài sừng tê giác cho chú ngao của mình uống khi bị bệnh để lấy lại sức khỏe. Ảnh: Phụ nữ & Đời sống.
Nhiều người sẵn sàng bật điều hòa cả ngày cho các "bạn lông lá" bởi quan niệm chó ngao Tạng quen với thời tiết lạnh giá vùng núi tuyết hơn là nắng nóng. Ảnh: Phụ nữ & Đời sống.
Theo Kiều Văn Hoàng (Quảng Ninh) - người lành nghề nuôi ngao Tạng cho biết, điều đặc biệt lưu ý để đảm bảo sức khỏe và vẻ đẹp cho ngao Tạng chính là chăm sóc bộ lông. Vào dịp nắng nóng, tuần nào cũng phải chải lông cho chó. Lượng lông của chúng có thể đựng đầy một thúng to. Ảnh: Zing.
Ngoài ra, chó Tạng cần không gian rộng nên người nuôi phải thường xuyên cho chúng đi dạo. Ảnh: Zing.
Chế độ dinh dưỡng của các chú chó này cũng rất quan trọng. Nhiều người không biết cân đối dinh dưỡng từng thời kỳ của chó nên có thể khiến chúng bị béo phì, tỷ lệ xương - cơ quá chênh lệch, ảnh hưởng tới sức khỏe. Ảnh: Zing.
Chất lượng thức ăn không đảm bảo cũng khiến ngao bị bệnh. Bởi thế, dù chúng có thể ăn thịt sống nhưng những người nuôi chó Việt Nam thường nấu chín thức ăn của ngao. Ảnh: Trại chó ngao tạng Phượng Hoàng.
Khi cho chó ngao ăn, nên chia thành các bữa ăn nhỏ giống như bữa ăn của người, một ngày 3 bữa. Ảnh: Trại chó ngao tạng Phượng Hoàng.
Và ở từng giai đoạn thì có chế độ ăn khác nhau. Với giống chó từ 2 -4 tháng tuổi thì nên cho ăn nhiều thịt nạc và một ít đồ khô. Ảnh: Zing.
Với những chú chó lớn hơn khi đã đủ cứng cáp và khỏe mạnh, bạn nên bổ sung nhiều protein từ thịt, trứng và nội tạng động vật, can xi từ xương thịt lợn, thịt gà. Ảnh: Trại chó ngao tạng Phượng Hoàng.