Gia tộc Ambani (Ấn Độ - 44,8 tỷ USD): Dhirubhai Ambani, con của một giáo viên, thành lập một doanh nghiệp may mặc ở Mumbai trong thập niên 1960 trước khi chuyển sang lĩnh vực dầu khí. Kết quả là ông tạo ra tập đoàn công nghiệp khổng lồ Reliance Industries. Sau khi Dhirubhai Ambani qua đời vào năm 2002, đế chế này được phân chia cho hai người con Mukesh và Anil.Gia tộc Lee (Hàn Quốc - 40,8 tỷ USD): Lee Byung-chull xây dựng nền tảng của đế đế Samsung vào năm 1938 với một doanh nghiệp nhỏ buôn bán hàng thực phẩm. Trong những thập niên sau đó, Samsung mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực may mặc, đóng tàu, tài chính và hàng điện tử. Sau khi Lee Byung-chull qua đời vào năm 1987, con trai của ông là Kun-hee đưa tập đoàn chuyển hướng từ sản xuất hàng hóa chất lượng thấp sang chất lượng cao. Ngày nay, Samsung là nhà sản xuất hàng điện tử hàng đầu thế giới.Gia tộc Kwok (Hong Kong - 40,4 tỷ USD): Tập đoàn địa ốc Sun Hung Kai Properties đã góp phần xây dựng nên thành phố Hong Kong hiện đại như ngày hôm nay. Tuy nhiên quan hệ của ba anh em tỷ phú Thomas, Raymond và Walter rất thăng trầm. Năm 1997, Walter bị bắt cóc và chỉ được trả tự do sau khi gia đình chấp nhận chi số tiền chuộc 77 triệu USD. Một thập kỷ sau, ông bị hai anh em đá khỏi công ty. Năm 2014, Thomas dính cáo buộc tham nhũng và Raymond (ảnh) lên giữ chức chủ tịch.Gia tộc Chearavanont (Thái Lan - 36,6 tỷ USD): Gia đình đứng sau tập đoàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi Charoen Pokphand Group kiếm thêm 9 tỷ USD vào năm 2017 nhờ cổ phần trong hãng bảo hiểm Trung Quốc Ping An tăng giá. Đế chế này bắt đầu hình thành vào năm 1921, khi hai anh em Chia ek Chor và Choncharoen Chiaravanont mở cửa hiệu bán hạt giống nhập khẩu từ Trung Quốc cho nông dân Thái Lan. Hiện tại, tập đoàn do ông Dhanin, con trai của Chia Ek Chor, quản lý.Gia tộc Hartono (Indonesia - 32 tỷ USD): Anh em Robert Budi Hartono và Michael Hartono phất lên từ công ty sản xuất và kinh doanh thuốc lá Djarum. Hiện tại, 2/3 tài sản của gia tộc Hartono đến từ khoản đầu tư vào ngân hàng Bank Central Asia. Họ mua cổ phần của BCA sau khi một gia tộc giàu có khác đánh mất quyền kiểm soát ngân hàng này trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998.Gia tộc Lee (Hong Kong - 29 tỷ USD): Doanh nhân Lee Shau Kee chuyển tới Hong Kong từ Quảng Đông vào năm 1948, ban đầu buôn bán kim loại và tiền tệ. Năm 1973, ông thành lập tập đoàn địa ốc Henderson Land Development. Trưởng tộc Lee Shau Kee cho biết sẽ nghỉ hưu, và thế hệ thứ ba của gia đình Lee sẽ điều hành đế chế của gia đình.Gia tộc Kwek (Malaysia - 23,3 tỷ USD): Có tới hơn 15 thành viên gia tộc Kwek tham gia quản lý tập đoàn tài chính và bất động sản Hong Leong. Gia tộc này xây dựng sự nghiệp từ năm 1941, khi Kwek Hong Png thành lập công ty với ba anh em trai.Gia tộc Cheng (Hong Kong - 22,5 tỷ USD): Tộc trưởng Cheng Yu-tung qua đời vào tháng 9/2016. Trước đó ông đưa con cả Henry lên làm chủ tịch công ty vàng bạc đá quý Chow Tai Fook và tập đoàn New World. Những người con khác cũng quản lý các công ty lớn của gia tộc.Gia tộc Sy (Philippines - 20,1 tỷ USD): Người giàu nhất Philippines Henry Sy khởi nghiệp với một hiệu giày nhỏ ở Manila và dần dần ông biến nó thành tập đoàn bán lẻ khổng lồ SM Investments, sở hữu 200 cửa hàng. Cả sáu người con của ông Henry đều tham gia quản lý công ty.Gia tộc Chirathivat (Thái Lan - 19,3 tỷ USD): Gia tộc Chirathivat sở hữu Central Group, tập đoàn phát triển trung tâm mua sắm lớn nhất Thái Lan. Tos Chirathivat, cháu nội của người sáng lập tập đoàn, hiện giữ vai trò lãnh đạo tối cao.
Gia tộc Ambani (Ấn Độ - 44,8 tỷ USD): Dhirubhai Ambani, con của một giáo viên, thành lập một doanh nghiệp may mặc ở Mumbai trong thập niên 1960 trước khi chuyển sang lĩnh vực dầu khí. Kết quả là ông tạo ra tập đoàn công nghiệp khổng lồ Reliance Industries. Sau khi Dhirubhai Ambani qua đời vào năm 2002, đế chế này được phân chia cho hai người con Mukesh và Anil.
Gia tộc Lee (Hàn Quốc - 40,8 tỷ USD): Lee Byung-chull xây dựng nền tảng của đế đế Samsung vào năm 1938 với một doanh nghiệp nhỏ buôn bán hàng thực phẩm. Trong những thập niên sau đó, Samsung mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực may mặc, đóng tàu, tài chính và hàng điện tử. Sau khi Lee Byung-chull qua đời vào năm 1987, con trai của ông là Kun-hee đưa tập đoàn chuyển hướng từ sản xuất hàng hóa chất lượng thấp sang chất lượng cao. Ngày nay, Samsung là nhà sản xuất hàng điện tử hàng đầu thế giới.
Gia tộc Kwok (Hong Kong - 40,4 tỷ USD): Tập đoàn địa ốc Sun Hung Kai Properties đã góp phần xây dựng nên thành phố Hong Kong hiện đại như ngày hôm nay. Tuy nhiên quan hệ của ba anh em tỷ phú Thomas, Raymond và Walter rất thăng trầm. Năm 1997, Walter bị bắt cóc và chỉ được trả tự do sau khi gia đình chấp nhận chi số tiền chuộc 77 triệu USD. Một thập kỷ sau, ông bị hai anh em đá khỏi công ty. Năm 2014, Thomas dính cáo buộc tham nhũng và Raymond (ảnh) lên giữ chức chủ tịch.
Gia tộc Chearavanont (Thái Lan - 36,6 tỷ USD): Gia đình đứng sau tập đoàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi Charoen Pokphand Group kiếm thêm 9 tỷ USD vào năm 2017 nhờ cổ phần trong hãng bảo hiểm Trung Quốc Ping An tăng giá. Đế chế này bắt đầu hình thành vào năm 1921, khi hai anh em Chia ek Chor và Choncharoen Chiaravanont mở cửa hiệu bán hạt giống nhập khẩu từ Trung Quốc cho nông dân Thái Lan. Hiện tại, tập đoàn do ông Dhanin, con trai của Chia Ek Chor, quản lý.
Gia tộc Hartono (Indonesia - 32 tỷ USD): Anh em Robert Budi Hartono và Michael Hartono phất lên từ công ty sản xuất và kinh doanh thuốc lá Djarum. Hiện tại, 2/3 tài sản của gia tộc Hartono đến từ khoản đầu tư vào ngân hàng Bank Central Asia. Họ mua cổ phần của BCA sau khi một gia tộc giàu có khác đánh mất quyền kiểm soát ngân hàng này trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998.
Gia tộc Lee (Hong Kong - 29 tỷ USD): Doanh nhân Lee Shau Kee chuyển tới Hong Kong từ Quảng Đông vào năm 1948, ban đầu buôn bán kim loại và tiền tệ. Năm 1973, ông thành lập tập đoàn địa ốc Henderson Land Development. Trưởng tộc Lee Shau Kee cho biết sẽ nghỉ hưu, và thế hệ thứ ba của gia đình Lee sẽ điều hành đế chế của gia đình.
Gia tộc Kwek (Malaysia - 23,3 tỷ USD): Có tới hơn 15 thành viên gia tộc Kwek tham gia quản lý tập đoàn tài chính và bất động sản Hong Leong. Gia tộc này xây dựng sự nghiệp từ năm 1941, khi Kwek Hong Png thành lập công ty với ba anh em trai.
Gia tộc Cheng (Hong Kong - 22,5 tỷ USD): Tộc trưởng Cheng Yu-tung qua đời vào tháng 9/2016. Trước đó ông đưa con cả Henry lên làm chủ tịch công ty vàng bạc đá quý Chow Tai Fook và tập đoàn New World. Những người con khác cũng quản lý các công ty lớn của gia tộc.
Gia tộc Sy (Philippines - 20,1 tỷ USD): Người giàu nhất Philippines Henry Sy khởi nghiệp với một hiệu giày nhỏ ở Manila và dần dần ông biến nó thành tập đoàn bán lẻ khổng lồ SM Investments, sở hữu 200 cửa hàng. Cả sáu người con của ông Henry đều tham gia quản lý công ty.
Gia tộc Chirathivat (Thái Lan - 19,3 tỷ USD): Gia tộc Chirathivat sở hữu Central Group, tập đoàn phát triển trung tâm mua sắm lớn nhất Thái Lan. Tos Chirathivat, cháu nội của người sáng lập tập đoàn, hiện giữ vai trò lãnh đạo tối cao.