Thoạt nhìn, các thiết kế của thương hiệu Uniqlo có vẻ khá đơn giản, thậm chí nhàm chán. Tuy nhiên, ít ai ngờ sự nhàm chán này là một mánh khóe marketing của Uniqlo.Phương châm của hãng quần áo Nhật Bản là dành cho tất cả mọi người. Các kệ giá trong một cửa hàng Uniqlo chất đầy những chiếc áo giống nhau. Áo phông chẳng in hình ảnh "ngầu" phù hợp với giới trẻ. Song chính điều này lại mang về lợi nhuận, bởi nó hướng đến những người không quan tâm xu hướng thời trang.Một trong những lợi thế của Uniqlo so với các đối thủ cạnh tranh khác là gián bán rất rẻ. Ước tính, ít nhất 35% các sản phẩm trong Uniqlo được bán với giá dưới 10 USD.Điều này khiến khách hàng có cảm nhận quần áo Uniqlo rẻ hơn hẳn. Nhưng thực tế thì áo len, áo nỉ, quần, áo sơ-mi... có mức giá ngang ngửa các đối thủ.Với một thương hiệu bán lẻ thuộc top đầu thế giới, bộ sưu tập của Uniqlo lại tương đối hạn chế, ít đồ. Nhưng đó chính là mánh sinh tồn của hãng. Khác H&M và Zara, Uniqlo không thể đáp ứng được tốc độ ra đến vài bộ sưu tập mỗi năm.Vì thế, Uniqlo tạo ra một ảo giác rằng khách hàng có nhiều lựa chọn. Tất cả quần áo của hãng được sản xuất với nhiều màu khác nhau. Ngoài ra, vào mùa hè họ sẽ bán đồ mùa đông, và ngược lại mùa đông lại bán đồ hè nhằm thu hút khách hàng có sở thích mua đồ chuẩn bị cho mùa mới.Uniqlo gần như không bao giờ bày bán giày dép, mà chủ yếu là đồ lót, tất...Lý do là giày thường không thường xuyên bán được. Khách thường mua áo, quần, đồ lót... hơn.Đối tượng hướng tới của Uniqlo là độ tuổi từ 18-40, thế hệ được xem là hiện đại, có thể đổi điện thoại mỗi năm, sẵn sàng theo đuổi công nghệ, và muốn một phong cách thời trang hàng ngày đơn giản.Do đó, thay vì tốn tiền cho các nhà thiết kế, Uniqlo đầu tư hẳn một đội ngũ các nhà khoa học, chuyên tạo ra sợi vải ngăn tia cực tím, vải siêu mỏng cho mùa hè, hoặc vải giữ ấm cho mùa đông.Khách hàng Uniqlo nhắm đến là những người muốn trở nên khác biệt so vói xu hướng. Đây được đánh giá là một mánh marketing khá kỳ lạ, nhưng lại giúp họ thành công.Uniqlo có một đội ngũ các chuyên gia có nhiệm vụ phân tích thói quen mua sắm của các quốc gia trên thế giới, từ đó xây dựng chiến dịch marketing phù hợp, từ màu sắc cho tới size quần áo.Chẳng hạn khách hàng ở Trung Quốc và Nhật Bản ít cần đến quần áo size XL hoặc lớn hơn. Nhưng tại châu Âu hoặc châu Mỹ, chúng lại bán hết sức chạy.Về cơ bản, thương hiệu thời trang Uniqlo gần như không quảng cáo trên TV, nhưng đổi lại họ đầu tư rất nhiều tiền để kết hợp cùng ngôi sao, nghệ sĩ, vận động viên nổi tiếng... nhằm xây dựng hình ảnh đẹp và thu hút sự chú ý của công chúng.Những món đồ đơn giản của Uniqlo khiến nam giới mê shopping vì mua cái gì cũng được, kiểu gì cũng mặc ổn. Nguồn ảnh: Brightside.Video: Thời trang Uniqlo. Nguồn: Youtube.
Thoạt nhìn, các thiết kế của thương hiệu Uniqlo có vẻ khá đơn giản, thậm chí nhàm chán. Tuy nhiên, ít ai ngờ sự nhàm chán này là một mánh khóe marketing của Uniqlo.
Phương châm của hãng quần áo Nhật Bản là dành cho tất cả mọi người. Các kệ giá trong một cửa hàng Uniqlo chất đầy những chiếc áo giống nhau. Áo phông chẳng in hình ảnh "ngầu" phù hợp với giới trẻ. Song chính điều này lại mang về lợi nhuận, bởi nó hướng đến những người không quan tâm xu hướng thời trang.
Một trong những lợi thế của Uniqlo so với các đối thủ cạnh tranh khác là gián bán rất rẻ. Ước tính, ít nhất 35% các sản phẩm trong Uniqlo được bán với giá dưới 10 USD.
Điều này khiến khách hàng có cảm nhận quần áo Uniqlo rẻ hơn hẳn. Nhưng thực tế thì áo len, áo nỉ, quần, áo sơ-mi... có mức giá ngang ngửa các đối thủ.
Với một thương hiệu bán lẻ thuộc top đầu thế giới, bộ sưu tập của Uniqlo lại tương đối hạn chế, ít đồ. Nhưng đó chính là mánh sinh tồn của hãng. Khác H&M và Zara, Uniqlo không thể đáp ứng được tốc độ ra đến vài bộ sưu tập mỗi năm.
Vì thế, Uniqlo tạo ra một ảo giác rằng khách hàng có nhiều lựa chọn. Tất cả quần áo của hãng được sản xuất với nhiều màu khác nhau. Ngoài ra, vào mùa hè họ sẽ bán đồ mùa đông, và ngược lại mùa đông lại bán đồ hè nhằm thu hút khách hàng có sở thích mua đồ chuẩn bị cho mùa mới.
Uniqlo gần như không bao giờ bày bán giày dép, mà chủ yếu là đồ lót, tất...Lý do là giày thường không thường xuyên bán được. Khách thường mua áo, quần, đồ lót... hơn.
Đối tượng hướng tới của Uniqlo là độ tuổi từ 18-40, thế hệ được xem là hiện đại, có thể đổi điện thoại mỗi năm, sẵn sàng theo đuổi công nghệ, và muốn một phong cách thời trang hàng ngày đơn giản.
Do đó, thay vì tốn tiền cho các nhà thiết kế, Uniqlo đầu tư hẳn một đội ngũ các nhà khoa học, chuyên tạo ra sợi vải ngăn tia cực tím, vải siêu mỏng cho mùa hè, hoặc vải giữ ấm cho mùa đông.
Khách hàng Uniqlo nhắm đến là những người muốn trở nên khác biệt so vói xu hướng. Đây được đánh giá là một mánh marketing khá kỳ lạ, nhưng lại giúp họ thành công.
Uniqlo có một đội ngũ các chuyên gia có nhiệm vụ phân tích thói quen mua sắm của các quốc gia trên thế giới, từ đó xây dựng chiến dịch marketing phù hợp, từ màu sắc cho tới size quần áo.
Chẳng hạn khách hàng ở Trung Quốc và Nhật Bản ít cần đến quần áo size XL hoặc lớn hơn. Nhưng tại châu Âu hoặc châu Mỹ, chúng lại bán hết sức chạy.
Về cơ bản, thương hiệu thời trang Uniqlo gần như không quảng cáo trên TV, nhưng đổi lại họ đầu tư rất nhiều tiền để kết hợp cùng ngôi sao, nghệ sĩ, vận động viên nổi tiếng... nhằm xây dựng hình ảnh đẹp và thu hút sự chú ý của công chúng.
Những món đồ đơn giản của Uniqlo khiến nam giới mê shopping vì mua cái gì cũng được, kiểu gì cũng mặc ổn. Nguồn ảnh: Brightside.
Video: Thời trang Uniqlo. Nguồn: Youtube.