Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Nhật Bản, nhập khẩu chuối (HS 0803) của Nhật Bản trong 7 tháng đầu năm 2023 đạt 607,6 nghìn tấn, trị giá 76,3 tỷ Yên (tương đương 518 triệu USD), giảm 4,3% về lượng, nhưng tăng 11,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Ảnh: Union TradingĐáng chú ý, trong 7 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu chuối của Nhật Bản từ Việt Nam đạt 7,9 nghìn tấn, trị giá 1,05 tỷ Yên (tương đương 7,1 triệu USD), tăng 62% về lượng và tăng 80,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Ảnh: VietPackingHiện, chuối Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản được hưởng mức thuế ưu đãi. Ngoài ra, nhiều hệ thống tiêu thụ tại Nhật Bản mong muốn nhập khẩu chuối từ Việt Nam, bởi người tiêu dùng Nhật Bản cho rằng chuối Việt Nam thơm ngon. Ảnh: Union TradingĐược nhập khẩu vào Nhật Bản từ năm 2013, chuối có thể được xem là một trong những mặt hàng thành công nhất của Việt Nam tại Nhật Bản. Ảnh: Báo chính phủTại Nhật Bản, chuối Việt được bày bán tại các chuỗi siêu thị bán lẻ lớn như AEON hay Don Kihote. Ảnh: Báo tin tứcNhật Bản là thị trường khó tính nên chuối Việt Nam muốn xuất khẩu được vào đây phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện khắt khe. Ảnh: BnewsTheo đó, chuối Việt Nam vào Nhật Bản phải đảm bảo hơn 200 chỉ tiêu về chất lượng, từ thổ nhưỡng trồng chuối đến quy trình chọn giống, chăm bón đến thu hoạch, lựa chọn chuối (quả đều kích cỡ) đóng gói bao bì, vệ sinh thực phẩm, cách xếp trong container để chuối không bị va chạm, trầy xước...Ảnh: Vietnam+Chuối được lựa chọn xuất khẩu phải đạt đến độ chín nhất định (độ già sau thu hoạch khoảng 75 - 85%). Chuối phải đảm bảo độ dẻo, ngọt và có hương thơm đặc trưng cùng màu vỏ vàng ươm. Ảnh: DoanhnghiephoinhapNhững trái chuối không bị dập nát hay hư hại và vẫn còn lượng nhựa dính sát vào vỏ, có thể kéo thành tơ nhựa trong suốt. Ảnh: Báo quốc tếChuối phải giữ được bề mặt sáng, không có các vết đốm đen, trầy xước. Ảnh: VietnambizQuy trình trồng và chăm sóc chuối phải tuân thủ các quy định của Nhật Bản về an toàn thực phẩm. Đặc biệt, các loại thuốc trừ sâu và các hóa chất có khả năng gây hại cho sức khỏe con người không được sử dụng. Ảnh: NongnghiepSau khi thu hoạch, chuối phải được xử lý để đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm, bao gồm chống dịch bệnh và kiểm tra chất lượng. Ảnh: Báo công thươngDoanh nghiệp tìm cách xuất khẩu thanh long bằng đường biển. Nguồn: VTV24
Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Nhật Bản, nhập khẩu chuối (HS 0803) của Nhật Bản trong 7 tháng đầu năm 2023 đạt 607,6 nghìn tấn, trị giá 76,3 tỷ Yên (tương đương 518 triệu USD), giảm 4,3% về lượng, nhưng tăng 11,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Ảnh: Union Trading
Đáng chú ý, trong 7 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu chuối của Nhật Bản từ Việt Nam đạt 7,9 nghìn tấn, trị giá 1,05 tỷ Yên (tương đương 7,1 triệu USD), tăng 62% về lượng và tăng 80,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Ảnh: VietPacking
Hiện, chuối Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản được hưởng mức thuế ưu đãi. Ngoài ra, nhiều hệ thống tiêu thụ tại Nhật Bản mong muốn nhập khẩu chuối từ Việt Nam, bởi người tiêu dùng Nhật Bản cho rằng chuối Việt Nam thơm ngon. Ảnh: Union Trading
Được nhập khẩu vào Nhật Bản từ năm 2013, chuối có thể được xem là một trong những mặt hàng thành công nhất của Việt Nam tại Nhật Bản. Ảnh: Báo chính phủ
Tại Nhật Bản, chuối Việt được bày bán tại các chuỗi siêu thị bán lẻ lớn như AEON hay Don Kihote. Ảnh: Báo tin tức
Nhật Bản là thị trường khó tính nên chuối Việt Nam muốn xuất khẩu được vào đây phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện khắt khe. Ảnh: Bnews
Theo đó, chuối Việt Nam vào Nhật Bản phải đảm bảo hơn 200 chỉ tiêu về chất lượng, từ thổ nhưỡng trồng chuối đến quy trình chọn giống, chăm bón đến thu hoạch, lựa chọn chuối (quả đều kích cỡ) đóng gói bao bì, vệ sinh thực phẩm, cách xếp trong container để chuối không bị va chạm, trầy xước...Ảnh: Vietnam+
Chuối được lựa chọn xuất khẩu phải đạt đến độ chín nhất định (độ già sau thu hoạch khoảng 75 - 85%). Chuối phải đảm bảo độ dẻo, ngọt và có hương thơm đặc trưng cùng màu vỏ vàng ươm. Ảnh: Doanhnghiephoinhap
Những trái chuối không bị dập nát hay hư hại và vẫn còn lượng nhựa dính sát vào vỏ, có thể kéo thành tơ nhựa trong suốt. Ảnh: Báo quốc tế
Chuối phải giữ được bề mặt sáng, không có các vết đốm đen, trầy xước. Ảnh: Vietnambiz
Quy trình trồng và chăm sóc chuối phải tuân thủ các quy định của Nhật Bản về an toàn thực phẩm. Đặc biệt, các loại thuốc trừ sâu và các hóa chất có khả năng gây hại cho sức khỏe con người không được sử dụng. Ảnh: Nongnghiep
Sau khi thu hoạch, chuối phải được xử lý để đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm, bao gồm chống dịch bệnh và kiểm tra chất lượng. Ảnh: Báo công thương
Doanh nghiệp tìm cách xuất khẩu thanh long bằng đường biển. Nguồn: VTV24