Việt Nam: Tại Việt Nam, bánh trung thu gồm 2 loại: Bánh nướng và bánh dẻo. Thông thường, bánh nướng và bánh dẻo có hình tròn hoặc hình vuông. Hoa văn phổ biến in nổi trên bánh là bông sen. Bánh truyền thống có nhân đậu xanh, hạt sen hoặc thập cẩm. Ảnh: T.L.Ngoài hình vuông và hình tròn, bánh Trung thu ở Việt Nam còn sở hữu hình thù đa dạng như con lợn hoặc con cá. Khi phá cỗ, người ta cắt bánh ăn cùng nhau bên cạnh những đồ ăn khác như cốm, chuối tiêu, hồng và bưởi. Ảnh: Lake George Dinner Theatre. Trung Quốc: Đối với người Trung Quốc, Trung thu là Tết đoàn viên, là dịp để mọi người trong gia đình sum họp. Do đó, loại bánh sử dụng trong dịp này thường là bánh nướng có hình tròn. Trên bánh, họa tiết có thể có hoặc không. Ảnh: Tuku.cn.Gần như mỗi vùng miền lại có một phong cách, hình dáng và hương vị bánh khác nhau. Nổi bật nhất là bánh trung thu theo phong cách Quảng Đông, Bắc Kinh, Triều Sán, Vân Nam, Tô Châu, Ninh Ba, Thượng Hải, Hong Kong và Đài Loan. Ảnh: Weibo, China Daily, VCG. Hàn Quốc: Trung Thu là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm ở xứ sở kim chi. Trong dịp này, người ta làm món bánh truyền thống, gọi là songyeon. Bánh trung thu của Hàn Quốc mang hình bán nguyệt và không tròn như của Trung Quốc. Ảnh: Conde Nast Traveler.Người Hàn Quốc quan niệm trăng khi tròn khi khuyết giống như cuộc đời của con người, luôn biến đổi để đạt đến hoàn mỹ. Ngày nay, loại bánh này không chỉ có màu trắng. Người ta đã biến tấu songyeon với nhiều màu sắc như hồng, tím, xanh và vàng, trông rất bắt mắt. Ảnh: Maangchi. Nhật Bản: Vào Tết Trung thu, người Nhật làm món bánh Tsukimi Dango truyền thống từ bột gạo nếp. Họ tin rằng thỏ ngọc sống trên mặt trăng. Khi ngắm trăng, họ thường tưởng tượng những chú thỏ đang ăn bánh bao hoặc giã bánh Tsukimi Dango. Ảnh: Lv Lâm.Tùy vào văn hóa và phong tục của từng vùng miền, Tsukimi Dango mang các hình dạng khác nhau. Nơi nặn bánh hình chữ nhật, nơi ép dẹt nhưng phổ biến nhất vẫn là hình tròn. Ảnh: Tomotcha. Malaysia: Bánh Trung Thu ở Malaysia đặt sự sáng tạo lên hàng đầu. Do đó, hình dạng bánh ở quốc gia này rất đa dạng. Ngoài bánh truyền thống có hình tròn giống bánh trung thu theo phong cách Quảng Đông của Trung Quốc, bánh trung thu ở Malaysia còn có hình sò biển, bông hoa hoặc ngôi sao. Ảnh: Johor Kaki.Ngoài hình dạng phong phú, màu sắc bánh trung thu tại Malaysia cũng rất bắt mắt. Ảnh: Rebecca Saw. Philippines: Bánh Trung Thu truyền thống của Philippines có tên gọi hopia. Đây là loại bánh nướng đơn giản, không nhiều màu sắc hay hoa văn cầu kỳ nhưng phần nhân rất phong phú và hấp dẫn. Ảnh: Pepper.ph.Thông thường, nhân bánh hopia là đậu xanh, khoai môn, đậu đỏ, khoai lang tím, sầu riêng hoặc thịt lợn. Phần bột bên ngoài bánh xếp thành từng lớp, ăn hơi giòn. Ảnh: Danupancu.
Việt Nam: Tại Việt Nam, bánh trung thu gồm 2 loại: Bánh nướng và bánh dẻo. Thông thường, bánh nướng và bánh dẻo có hình tròn hoặc hình vuông. Hoa văn phổ biến in nổi trên bánh là bông sen. Bánh truyền thống có nhân đậu xanh, hạt sen hoặc thập cẩm. Ảnh: T.L.
Ngoài hình vuông và hình tròn, bánh Trung thu ở Việt Nam còn sở hữu hình thù đa dạng như con lợn hoặc con cá. Khi phá cỗ, người ta cắt bánh ăn cùng nhau bên cạnh những đồ ăn khác như cốm, chuối tiêu, hồng và bưởi. Ảnh: Lake George Dinner Theatre.
Trung Quốc: Đối với người Trung Quốc, Trung thu là Tết đoàn viên, là dịp để mọi người trong gia đình sum họp. Do đó, loại bánh sử dụng trong dịp này thường là bánh nướng có hình tròn. Trên bánh, họa tiết có thể có hoặc không. Ảnh: Tuku.cn.
Gần như mỗi vùng miền lại có một phong cách, hình dáng và hương vị bánh khác nhau. Nổi bật nhất là bánh trung thu theo phong cách Quảng Đông, Bắc Kinh, Triều Sán, Vân Nam, Tô Châu, Ninh Ba, Thượng Hải, Hong Kong và Đài Loan. Ảnh: Weibo, China Daily, VCG.
Hàn Quốc: Trung Thu là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm ở xứ sở kim chi. Trong dịp này, người ta làm món bánh truyền thống, gọi là songyeon. Bánh trung thu của Hàn Quốc mang hình bán nguyệt và không tròn như của Trung Quốc. Ảnh: Conde Nast Traveler.
Người Hàn Quốc quan niệm trăng khi tròn khi khuyết giống như cuộc đời của con người, luôn biến đổi để đạt đến hoàn mỹ. Ngày nay, loại bánh này không chỉ có màu trắng. Người ta đã biến tấu songyeon với nhiều màu sắc như hồng, tím, xanh và vàng, trông rất bắt mắt. Ảnh: Maangchi.
Nhật Bản: Vào Tết Trung thu, người Nhật làm món bánh Tsukimi Dango truyền thống từ bột gạo nếp. Họ tin rằng thỏ ngọc sống trên mặt trăng. Khi ngắm trăng, họ thường tưởng tượng những chú thỏ đang ăn bánh bao hoặc giã bánh Tsukimi Dango. Ảnh: Lv Lâm.
Tùy vào văn hóa và phong tục của từng vùng miền, Tsukimi Dango mang các hình dạng khác nhau. Nơi nặn bánh hình chữ nhật, nơi ép dẹt nhưng phổ biến nhất vẫn là hình tròn. Ảnh: Tomotcha.
Malaysia: Bánh Trung Thu ở Malaysia đặt sự sáng tạo lên hàng đầu. Do đó, hình dạng bánh ở quốc gia này rất đa dạng. Ngoài bánh truyền thống có hình tròn giống bánh trung thu theo phong cách Quảng Đông của Trung Quốc, bánh trung thu ở Malaysia còn có hình sò biển, bông hoa hoặc ngôi sao. Ảnh: Johor Kaki.
Ngoài hình dạng phong phú, màu sắc bánh trung thu tại Malaysia cũng rất bắt mắt. Ảnh: Rebecca Saw.
Philippines: Bánh Trung Thu truyền thống của Philippines có tên gọi hopia. Đây là loại bánh nướng đơn giản, không nhiều màu sắc hay hoa văn cầu kỳ nhưng phần nhân rất phong phú và hấp dẫn. Ảnh: Pepper.ph.
Thông thường, nhân bánh hopia là đậu xanh, khoai môn, đậu đỏ, khoai lang tím, sầu riêng hoặc thịt lợn. Phần bột bên ngoài bánh xếp thành từng lớp, ăn hơi giòn. Ảnh: Danupancu.