Nằm trong khuôn viên vườn “thượng uyển” của anh Phan Văn Toàn (TP. Việt Trì, Phú Thọ), cây bằng lăng hình nấm có tuổi đời hàng trăm năm được giới chơi cây, người yêu cây cảnh Việt Nam ngưỡng mộ bởi cây được cho là có nguồn gốc từ cung đình Huế.Cây bằng lăng đặc biệt này được công nhận là Cây di sản Việt Nam năm 2015.Anh Toàn cho biết, mua cây bằng lăng cách đây 20 năm. Trải qua nhiều năm, nhiều đại gia đã đến trả giá nhưng anh không bán. Anh thường đem cây đến các triển lãm ở khắp mọi miền đất nước để người dân cũng như giới chơi cây chiêm ngưỡng."Những cây vua, chúa ngày xưa chơi mua rất khó, hai vợ chồng tôi phải vất vả hàng tháng trời mới thuyết phục được người chủ ở Bình Định bán lại cho. Khi sở hữu được cây, tôi quyết định không bán mà giữ lại để chơi vì tôi luôn coi mình là người may mắn đã được các cụ thương tình giao lại tác phẩm quý cho mình”, anh Toàn nói.Năm 2014, Đại hội Sinh vật cảnh Châu Á đã bình chọn vườn nhà anh Toàn là Vườn cây xuất sắc nhất Đông Nam Á. Năm 2015, vườn cây tiếp tục được Liên Hiệp các hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Hội bảo tồn Thiên nhiên Việt Nam công nhận là Vườn cây di sản đầu tiên tại Việt Nam.Anh Toàn nhận xét, cây bằng lăng này là một cây cảnh cổ rất hiếm, hội đủ 3 tiêu chuẩn chung là cổ - kỳ - mỹ. Cây bằng lăng này có chiều cao 1,3m, hoành thân 50cm, với độ rộng của tán lên đến gần 2m.Thân cây xù xì với nhiều u nần.Hàng chục cành nhỏ tạo thành bông tán hình nấm rất độc đáo.Phần gốc chỉ cao 50cm, phần ngọn là các cành mọc xung quanh tỏa đều bốn phía, tạo nên hình vòng cung.Theo anh Toàn, để có được cây bằng lăng thân to, ngắn có dáng như thế này cây phải được nghệ nhân xưa chăm sóc, uấn nắn từ khi mới trồng."Cây này tôi để chơi chứ không bán, còn nếu tính giá trị của cây cũng phải trên 2 tỷ đồng", anh Toàn nói.
Nằm trong khuôn viên vườn “thượng uyển” của anh Phan Văn Toàn (TP. Việt Trì, Phú Thọ), cây bằng lăng hình nấm có tuổi đời hàng trăm năm được giới chơi cây, người yêu cây cảnh Việt Nam ngưỡng mộ bởi cây được cho là có nguồn gốc từ cung đình Huế.
Cây bằng lăng đặc biệt này được công nhận là Cây di sản Việt Nam năm 2015.
Anh Toàn cho biết, mua cây bằng lăng cách đây 20 năm. Trải qua nhiều năm, nhiều đại gia đã đến trả giá nhưng anh không bán. Anh thường đem cây đến các triển lãm ở khắp mọi miền đất nước để người dân cũng như giới chơi cây chiêm ngưỡng.
"Những cây vua, chúa ngày xưa chơi mua rất khó, hai vợ chồng tôi phải vất vả hàng tháng trời mới thuyết phục được người chủ ở Bình Định bán lại cho. Khi sở hữu được cây, tôi quyết định không bán mà giữ lại để chơi vì tôi luôn coi mình là người may mắn đã được các cụ thương tình giao lại tác phẩm quý cho mình”, anh Toàn nói.
Năm 2014, Đại hội Sinh vật cảnh Châu Á đã bình chọn vườn nhà anh Toàn là Vườn cây xuất sắc nhất Đông Nam Á. Năm 2015, vườn cây tiếp tục được Liên Hiệp các hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Hội bảo tồn Thiên nhiên Việt Nam công nhận là Vườn cây di sản đầu tiên tại Việt Nam.
Anh Toàn nhận xét, cây bằng lăng này là một cây cảnh cổ rất hiếm, hội đủ 3 tiêu chuẩn chung là cổ - kỳ - mỹ. Cây bằng lăng này có chiều cao 1,3m, hoành thân 50cm, với độ rộng của tán lên đến gần 2m.
Thân cây xù xì với nhiều u nần.
Hàng chục cành nhỏ tạo thành bông tán hình nấm rất độc đáo.
Phần gốc chỉ cao 50cm, phần ngọn là các cành mọc xung quanh tỏa đều bốn phía, tạo nên hình vòng cung.
Theo anh Toàn, để có được cây bằng lăng thân to, ngắn có dáng như thế này cây phải được nghệ nhân xưa chăm sóc, uấn nắn từ khi mới trồng.
"Cây này tôi để chơi chứ không bán, còn nếu tính giá trị của cây cũng phải trên 2 tỷ đồng", anh Toàn nói.