Trải qua 300 năm lịch sử, TP.HCM vẫn còn lưu giữ những cây cổ thụ hàng trăm tuổi, bằng chứng sống cho một vùng rừng nguyên sinh xưa.Cây đa cổ thụ trên đường Lý Tự Trọng (trước Bảo tàng TP.HCM) được xem là cây nhiều tuổi nhất ở Sài Gòn và được coi như một biểu tượng xanh của thành phố.Cây đa này hơn 300 tuổi. Qua hàng trăm năm, cây vẫn xanh tươi, phát triển. Rễ cây lan rộng đâm khắp nơi xuống mặt đất giúp cây đứng vững.Nhiều người tìm đến dưới tán đa cổ thụ để vui chơi, nghỉ chân.Tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn còn độc nhất cây dây gùi cuối cùng của rừng nguyên sinh xưa còn sót lại đến ngày nay. Theo nhân viên đội cây xanh Thảo Cầm Viên, cây dây gùi tồn tại hàng trăm năm. Trước đây, khu vực này là rừng nguyên sinh nhưng người Pháp khai phá.Cây này có giá trị ý nghĩa lịch sử, khẳng định nguồn gốc hình thành của vùng đất Sài Gòn xưa nên được anh em ở đây chăm sóc rất kỹ và xem như “cây thần”. Cây này không ai được phép chặt đốn hay có hành động phá hoại nào”, nhân viên Đội cây xanh Thảo Cầm Viên cho biết. Nhân viên chăm sóc cũng làm hệ thống dàn sắt để cây dây gùi bò.Cũng tại Thảo Cầm Viên cây sọ khỉ cao hơn 40m, đường kính thân cách gốc (1,3m) là gần 4m. Theo nhân viên chăm sóc cây xanh, cây sọ khỉ này đã 152 tuổi và là cây sọ khỉ được nhập trồng đầu tiên ở Việt Nam.Phần gốc của cây phải 4-5 người vòng tay ôm mới hếtTrong Thảo Cầm Viên tồn tại cây giáng hương có tuổi đời hàng trăm năm.
“Cây này cũng được xem là cây còn sót lại của rừng nguyên sinh xưa. Nó thuộc loại cây quý hiếm và có ý nghĩa lịch sử rất lớn. Có tiền tỷ cũng không mua được cây này”, nhân viên đội cây xanh Thảo Cầm Viên nói.Cây thị trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn có thể được xem là cây thị cổ nhất thành phố, hơn 160 năm tuổi.
Trải qua 300 năm lịch sử, TP.HCM vẫn còn lưu giữ những cây cổ thụ hàng trăm tuổi, bằng chứng sống cho một vùng rừng nguyên sinh xưa.
Cây đa cổ thụ trên đường Lý Tự Trọng (trước Bảo tàng TP.HCM) được xem là cây nhiều tuổi nhất ở Sài Gòn và được coi như một biểu tượng xanh của thành phố.
Cây đa này hơn 300 tuổi. Qua hàng trăm năm, cây vẫn xanh tươi, phát triển. Rễ cây lan rộng đâm khắp nơi xuống mặt đất giúp cây đứng vững.
Nhiều người tìm đến dưới tán đa cổ thụ để vui chơi, nghỉ chân.
Tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn còn độc nhất cây dây gùi cuối cùng của rừng nguyên sinh xưa còn sót lại đến ngày nay. Theo nhân viên đội cây xanh Thảo Cầm Viên, cây dây gùi tồn tại hàng trăm năm. Trước đây, khu vực này là rừng nguyên sinh nhưng người Pháp khai phá.
Cây này có giá trị ý nghĩa lịch sử, khẳng định nguồn gốc hình thành của vùng đất Sài Gòn xưa nên được anh em ở đây chăm sóc rất kỹ và xem như “cây thần”. Cây này không ai được phép chặt đốn hay có hành động phá hoại nào”, nhân viên Đội cây xanh Thảo Cầm Viên cho biết. Nhân viên chăm sóc cũng làm hệ thống dàn sắt để cây dây gùi bò.
Cũng tại Thảo Cầm Viên cây sọ khỉ cao hơn 40m, đường kính thân cách gốc (1,3m) là gần 4m. Theo nhân viên chăm sóc cây xanh, cây sọ khỉ này đã 152 tuổi và là cây sọ khỉ được nhập trồng đầu tiên ở Việt Nam.
Phần gốc của cây phải 4-5 người vòng tay ôm mới hết
Trong Thảo Cầm Viên tồn tại cây giáng hương có tuổi đời hàng trăm năm.
“Cây này cũng được xem là cây còn sót lại của rừng nguyên sinh xưa. Nó thuộc loại cây quý hiếm và có ý nghĩa lịch sử rất lớn. Có tiền tỷ cũng không mua được cây này”, nhân viên đội cây xanh Thảo Cầm Viên nói.
Cây thị trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn có thể được xem là cây thị cổ nhất thành phố, hơn 160 năm tuổi.