Nếu như ở Tây Nam bộ, sầu riêng vào mùa từ tháng 5 - 6, Đông Nam bộ vào tháng 6 - 7 thì Đắk Lắk lại vào mùa từ tháng 8 - 9 nên tránh được nguy cơ dội chợ.Ở Đắk Lắk, sầu riêng được trồng nhiều nhất ở huyện Krông Păk, tiếp đó là các huyện Cư Kuin, thành phố Buôn Ma Thuột, huyện Cư M'gar.Tỉnh Đắk Lắk đã công nhận sầu riêng và bơ là hai loại cây ăn trái “đặc sản địa phương”. Ở đây nổi tiếng với các giống sầu riêng Ri6, Khổ Qua, Chín Hóa, Dona,…và cả sầu Tổng thống.Hiện nay, sầu riêng Đắk Lắk mới bắt đầu cho thu hoạchVì đặc tính vỏ dày, nhiều gai nhọn cộng thêm việc mọc trên những tán cây cao, việc thu hái sầu riêng vì thế cũng vô cùng khó khăn. Cùng với phán đoán bằng mắt thường dựa vào bề ngoài của vỏ, người hái sầu thường dùng chiếc dao nhỏ (loại dao gọt hoa quả) gõ vào từng quả để kiểm tra độ chín, sau đó cắt cuống trái sầu riêng rồi thả xuống đất.Một người ở bên dưới nhanh tay dùng một chiếc làn (giỏ) nhựa để hứng. Để tránh rủi ro, người hứng sầu riêng thường đội mũ cối, đeo găng tay dày. Trong ảnh quả sầu rơi xuống với trọng lực nặng làm cho chiếc làn nhựa lõm sâu.Sau một buổi hứng sầu, chiếc làn này cũng nát bét, phải vứt điSầu được tập kết vào các sọt nhựaAnh Minh (SN 1988, trú tại thị trấn Phước An, huyện Krông Pắc) - một đầu mối thu mua sầu riêng cho biết, do dịch giã, hái sầu nguy hiểm nên vụ này anh tự trèo hái luôn. Thông thường, một người hái sầu riêng thuê sẽ được chủ trả công 1 triệu đồng/ngày.Chị Lý Thị Ân, chủ vựa sầu riêng ở xã Cư Suê, huyện Cư M'gar cho biết, nhiều khi không thuê được thợ, chị tự trèo lên hái luôn, không thua kém đàn ông.Anh Đặng Văn Huy (33 tuổi, chồng chị Ân), cho biết, với 5ha sầu riêng (trồng xen cà phê) một năm gia đình anh thu được khoảng 25 tấn quả, doanh thu khoảng 800 triệu - 1 tỷ đồng, sau khi trừ đi các chi phí đầu tư còn lãi được khoảng 300 triệu đồng. Tuy nhiên, theo Huy nghề này rất rủi ro, phụ thuộc chính vào thời tiết. Có năm chuẩn bị thu hoạch thì gặp giông lốc, cả 20 tấn sầu riêng bị gãy rụng. Chưa kể 2 năm trở lại đây dịch COVID-19 cũng khiến việc tiêu thụ sầu riêng khó khăn hơn.
Nếu như ở Tây Nam bộ, sầu riêng vào mùa từ tháng 5 - 6, Đông Nam bộ vào tháng 6 - 7 thì Đắk Lắk lại vào mùa từ tháng 8 - 9 nên tránh được nguy cơ dội chợ.
Ở Đắk Lắk, sầu riêng được trồng nhiều nhất ở huyện Krông Păk, tiếp đó là các huyện Cư Kuin, thành phố Buôn Ma Thuột, huyện Cư M'gar.
Tỉnh Đắk Lắk đã công nhận sầu riêng và bơ là hai loại cây ăn trái “đặc sản địa phương”. Ở đây nổi tiếng với các giống sầu riêng Ri6, Khổ Qua, Chín Hóa, Dona,…và cả sầu Tổng thống.
Hiện nay, sầu riêng Đắk Lắk mới bắt đầu cho thu hoạch
Vì đặc tính vỏ dày, nhiều gai nhọn cộng thêm việc mọc trên những tán cây cao, việc thu hái sầu riêng vì thế cũng vô cùng khó khăn. Cùng với phán đoán bằng mắt thường dựa vào bề ngoài của vỏ, người hái sầu thường dùng chiếc dao nhỏ (loại dao gọt hoa quả) gõ vào từng quả để kiểm tra độ chín, sau đó cắt cuống trái sầu riêng rồi thả xuống đất.
Một người ở bên dưới nhanh tay dùng một chiếc làn (giỏ) nhựa để hứng. Để tránh rủi ro, người hứng sầu riêng thường đội mũ cối, đeo găng tay dày. Trong ảnh quả sầu rơi xuống với trọng lực nặng làm cho chiếc làn nhựa lõm sâu.
Sau một buổi hứng sầu, chiếc làn này cũng nát bét, phải vứt đi
Sầu được tập kết vào các sọt nhựa
Anh Minh (SN 1988, trú tại thị trấn Phước An, huyện Krông Pắc) - một đầu mối thu mua sầu riêng cho biết, do dịch giã, hái sầu nguy hiểm nên vụ này anh tự trèo hái luôn. Thông thường, một người hái sầu riêng thuê sẽ được chủ trả công 1 triệu đồng/ngày.
Chị Lý Thị Ân, chủ vựa sầu riêng ở xã Cư Suê, huyện Cư M'gar cho biết, nhiều khi không thuê được thợ, chị tự trèo lên hái luôn, không thua kém đàn ông.
Anh Đặng Văn Huy (33 tuổi, chồng chị Ân), cho biết, với 5ha sầu riêng (trồng xen cà phê) một năm gia đình anh thu được khoảng 25 tấn quả, doanh thu khoảng 800 triệu - 1 tỷ đồng, sau khi trừ đi các chi phí đầu tư còn lãi được khoảng 300 triệu đồng. Tuy nhiên, theo Huy nghề này rất rủi ro, phụ thuộc chính vào thời tiết. Có năm chuẩn bị thu hoạch thì gặp giông lốc, cả 20 tấn sầu riêng bị gãy rụng. Chưa kể 2 năm trở lại đây dịch COVID-19 cũng khiến việc tiêu thụ sầu riêng khó khăn hơn.