Mẫu xe bay này có tên gọi Pop.Up, có đầy đủ nguồn điện, không thải khí độc và được thiết kế nhằm hạn chế nạn kẹt xe ở thành phố. Xe có thể chạy trên mặt đất lẫn bay trên trời.Phần khoang hành khách dài 2,6 m, cao 1,4 m và rộng 1,5 m. Khi kết hợp với phần khung gầm, nó sẽ trở thành một chiếc xe bình thường nhưng chạy bằng pin. Nếu gặp kẹt xe hay di chuyển khó khăn, khoang hành khách có thể tách khỏi khung gầm, kết nối với module bốn cánh quạt để bay lên.Xe bay Pop.Up sử dụng trí tuệ nhân tạo để xử lý các vấn đề trong đi lại. Người dùng chọn điểm đến, lên kế hoạch hành trình và đặt chuyến đi bằng một ứng dụng trên điện thoại. Khi ở trong khoang, họ còn có thể lướt mạng xã hội và chọn nhạc nghe. Một khi khách đến nơi, các bộ phận của Pop.Up tự động quay về các trạm sạc để đợi hành khách tiếp theo.Ông Mathias Thomsen, Giám đốc dự án Airbus Urban Air Mobility, cho biết: “Bạn ở ngồi yên trong khoang hành khách, không cần lên xuống. Pop.Up tích hợp và hoạt động liền mạch. Đây sẽ là cách dễ chịu nhất để di chuyển quanh thành phố, ra sân bay... Tôi nghĩ đây là mẫu xe bay rất thú vị mà bạn khó cưỡng lại”.Có thể lý giải Pop.Up ra đời là sự kết hợp giữa giao thông đường bộ và hàng không trong xu hướng tự động hóa và kết nối. Airbus cũng đang hướng đến 4 điểm mấu chốt trong lĩnh vực công nghệ: kết hợp, điện khí hóa, tự động hóa và cách thức sáng tạo những phương thức di chuyển mới nhất. Tuy nhiên, còn đó những rào cản về cơ sở hạ tầng, những quy định cho phép các phương tiện chở khách tự động bay trong đô thị.
Mẫu xe bay này có tên gọi Pop.Up, có đầy đủ nguồn điện, không thải khí độc và được thiết kế nhằm hạn chế nạn kẹt xe ở thành phố. Xe có thể chạy trên mặt đất lẫn bay trên trời.
Phần khoang hành khách dài 2,6 m, cao 1,4 m và rộng 1,5 m. Khi kết hợp với phần khung gầm, nó sẽ trở thành một chiếc xe bình thường nhưng chạy bằng pin. Nếu gặp kẹt xe hay di chuyển khó khăn, khoang hành khách có thể tách khỏi khung gầm, kết nối với module bốn cánh quạt để bay lên.
Xe bay Pop.Up sử dụng trí tuệ nhân tạo để xử lý các vấn đề trong đi lại. Người dùng chọn điểm đến, lên kế hoạch hành trình và đặt chuyến đi bằng một ứng dụng trên điện thoại. Khi ở trong khoang, họ còn có thể lướt mạng xã hội và chọn nhạc nghe. Một khi khách đến nơi, các bộ phận của Pop.Up tự động quay về các trạm sạc để đợi hành khách tiếp theo.
Ông Mathias Thomsen, Giám đốc dự án Airbus Urban Air Mobility, cho biết: “Bạn ở ngồi yên trong khoang hành khách, không cần lên xuống. Pop.Up tích hợp và hoạt động liền mạch. Đây sẽ là cách dễ chịu nhất để di chuyển quanh thành phố, ra sân bay... Tôi nghĩ đây là mẫu xe bay rất thú vị mà bạn khó cưỡng lại”.
Có thể lý giải Pop.Up ra đời là sự kết hợp giữa giao thông đường bộ và hàng không trong xu hướng tự động hóa và kết nối. Airbus cũng đang hướng đến 4 điểm mấu chốt trong lĩnh vực công nghệ: kết hợp, điện khí hóa, tự động hóa và cách thức sáng tạo những phương thức di chuyển mới nhất. Tuy nhiên, còn đó những rào cản về cơ sở hạ tầng, những quy định cho phép các phương tiện chở khách tự động bay trong đô thị.