Mỗi quốc gia có 1 mặt hàng cấm khác nhau. Và điều thú vị là 1 số món ăn bị cấm ở nước ngoài lại được bán rộng rãi ở nước ta.Tại Việt Nam, thịt lợn xưa nay vẫn là một trong những loại thực phẩm phổ biến, được sử dụng để chế biến những món ăn thường ngày.Với mùi thơm hấp dẫn, thịt lợn có thể được chế biến thành nhiều món kho, hấp, luộc khác nhau giúp tăng hương vị cho bữa cơm gia đình.Tuy nhiên, đây lại là thực phẩm bị cấm buôn bán tại Pakistan - nơi mà hơn 95% dân số theo đạo Hồi.Theo quan niệm của người Đạo Hồi, thịt lợn chứa nhiều chất độc và vi khuẩn gây hại cho sức khỏe con người, chính vì vậy mà họ kiêng kị và không tiêu thụ loại thịt này.Bên cạnh đó, thịt lợn chứa nhiều mỡ nên dễ gây ra những bệnh như béo phì, cao huyết áp hoặc bệnh về tim mạch.Ngoài thịt lợn thì gan ngỗng - một món ăn chỉ dành cho giới nhà giàu, được chào đón nhiệt tình tại Việt Nam cũng gặp phải không ít chỉ trích của nhiều nước Châu Âu.Gan ngỗng béo (Foie gras) là món ăn xa xỉ chỉ được phục vụ ở những nhà hàng cao cấp, với hương vị thơm ngon béo ngậy nổi tiếng trong giới ẩm thực.Để có thể đạt đến chất lượng gan hoàn hảo cho món ăn, những con ngỗng phải chịu cảnh bị ép ăn 3 lần một ngày.Điều này dẫn đến việc lá gan bị phình to khiến cho những chú ngỗng đi lại rất khó khăn.Vào năm 2019, Hội đồng lập pháp tại Mỹ đã chính thức thông qua dự luật cấm kinh doanh và buôn bán món ăn trứ danh này vì cách thức chế biến có phần... man rợ của nó.Tại Việt Nam, thịt chó là món ăn "khoái khẩu" của nhiều hộ gia đình. Đặc biệt, nhiều người xem việc ăn thịt chó cũng giống như tiêu thụ những loại gia súc, gia cầm như gà, vịt và lợn.Tuy nhiên đối với những quốc gia coi chó mèo như thành viên trong gia đình, điển hình là Mỹ, Áo và Thụy Sĩ, thì việc tiêu thụ thịt chó có thể khiến bạn bị xử phạt nặng.Theo thông tin từ Dogtime vào năm 2018, Hạ viện Mỹ đã ban hành chính sách nghiêm cấm kinh doanh thịt chó mèo.Những doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân cố tình vi phạm có thể phải lĩnh án phạt lên tới 1 năm tù giam đi kèm số tiền phạt tối đa là 5.000 USD (tương đương 115 triệu đồng).
Mỗi quốc gia có 1 mặt hàng cấm khác nhau. Và điều thú vị là 1 số món ăn bị cấm ở nước ngoài lại được bán rộng rãi ở nước ta.
Tại Việt Nam, thịt lợn xưa nay vẫn là một trong những loại thực phẩm phổ biến, được sử dụng để chế biến những món ăn thường ngày.
Với mùi thơm hấp dẫn, thịt lợn có thể được chế biến thành nhiều món kho, hấp, luộc khác nhau giúp tăng hương vị cho bữa cơm gia đình.
Tuy nhiên, đây lại là thực phẩm bị cấm buôn bán tại Pakistan - nơi mà hơn 95% dân số theo đạo Hồi.
Theo quan niệm của người Đạo Hồi, thịt lợn chứa nhiều chất độc và vi khuẩn gây hại cho sức khỏe con người, chính vì vậy mà họ kiêng kị và không tiêu thụ loại thịt này.
Bên cạnh đó, thịt lợn chứa nhiều mỡ nên dễ gây ra những bệnh như béo phì, cao huyết áp hoặc bệnh về tim mạch.
Ngoài thịt lợn thì gan ngỗng - một món ăn chỉ dành cho giới nhà giàu, được chào đón nhiệt tình tại Việt Nam cũng gặp phải không ít chỉ trích của nhiều nước Châu Âu.
Gan ngỗng béo (Foie gras) là món ăn xa xỉ chỉ được phục vụ ở những nhà hàng cao cấp, với hương vị thơm ngon béo ngậy nổi tiếng trong giới ẩm thực.
Để có thể đạt đến chất lượng gan hoàn hảo cho món ăn, những con ngỗng phải chịu cảnh bị ép ăn 3 lần một ngày.
Điều này dẫn đến việc lá gan bị phình to khiến cho những chú ngỗng đi lại rất khó khăn.
Vào năm 2019, Hội đồng lập pháp tại Mỹ đã chính thức thông qua dự luật cấm kinh doanh và buôn bán món ăn trứ danh này vì cách thức chế biến có phần... man rợ của nó.
Tại Việt Nam, thịt chó là món ăn "khoái khẩu" của nhiều hộ gia đình. Đặc biệt, nhiều người xem việc ăn thịt chó cũng giống như tiêu thụ những loại gia súc, gia cầm như gà, vịt và lợn.
Tuy nhiên đối với những quốc gia coi chó mèo như thành viên trong gia đình, điển hình là Mỹ, Áo và Thụy Sĩ, thì việc tiêu thụ thịt chó có thể khiến bạn bị xử phạt nặng.
Theo thông tin từ Dogtime vào năm 2018, Hạ viện Mỹ đã ban hành chính sách nghiêm cấm kinh doanh thịt chó mèo.
Những doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân cố tình vi phạm có thể phải lĩnh án phạt lên tới 1 năm tù giam đi kèm số tiền phạt tối đa là 5.000 USD (tương đương 115 triệu đồng).