1. Anthony Pratt (Tài sản ước tính: 5,2 tỷ USD) – Australia
Anthony Pratt là chủ tịch của Visy Industries – công ty tái chế giấy và bao bì tư nhân lớn nhất thế giới. Công ty này được thành lập bởi ông Richard Pratt – cha của Anthony tại Melbourne, Australia vào năm 1948. Anthony tiếp quản công ty sau khi cha qua đời năm 2009 và từ đó thực hiện kế hoạch mở rộng đầy tham vọng, kiếm hàng tỷ USD từ giấy rác.2. Anil Agarwal (Tài sản ước tính: 3,5 tỷ USD) - Ấn Độ
Là người sáng lập công ty khai khoáng và kim loại Vedanta Resources, Anil Agarwal bắt đầu sự nghiệp bằng việc buôn sắt phế liệu vào đầu những năm 1970, thu gom sợi cáp bỏ đi từ các công ty khắp Ấn Độ, sau đó bán lại để hưởng chênh lệch. Năm 1976, ông mua lại công ty kim loại đầu tiên và bắt đầu sản xuất vào những năm 1980. Anil cũng tham gia chương trình Giving Pledge, cam kết dành 75% tài sản làm từ thiện.3. Igor Altushkin (Tài sản ước tính: 3,2 tỷ USD) – Nga
Igor Altushkin bắt đầu làm giàu bằng việc buôn sắt vụn vào những năm 1990, sau khi chế độ Liên Xô sụp đổ. Năm 2004, ông thành lập công ty Russian Copper Company và hiện đây là nhà sản xuất đồng lớn thứ 3 tại Nga với doanh thu khoảng 2 tỷ USD mỗi năm.4. Zhang Yin (Tài sản ước tính: 1,89 tỷ USD) – Trung Quốc
Zhang Yin, được mệnh danh là “nữ hoàng rác”, thành lập công ty tái chế giấy Ying Gang Shen vào năm 1985 với số tiền tiết kiệm 3.800 USD. Năm 1995, bà thành lập công ty Nine Dragons Paper Holdings, nhập khẩu giấy vụn từ Mỹ về Trung Quốc và tái chế thành hộp carton. Hiện đây là nhà sản xuất giấy lớn nhất tại Trung Quốc với doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm.5. Patrick Dovigi (Tài sản ước tính: 1,08 tỷ USD) – Canada
Patrick Dovigi là “vua rác và tái chế” của Canada. Ông đã bỏ sự nghiệp thi đấu thể thao để bắt đầu theo ngành rác và có những đột phá vào đầu những năm 2000. Năm 2007, ông thành lập công ty tái chế rác Green For Life Environmental, hiện hoạt động khắp Canada cùng một vài nơi ở Mỹ, mang về doanh thu hàng năm nhiều tỷ USD.6. Anatoly Sedykh (Tài sản ước tính: 1 tỷ USD) – Nga
Anatoly Sedykh là chủ nhân công ty sản xuất bánh tàu hoả hàng đầu tại Nga và nhà sản xuất ống lớn thứ 2 nước này. Chủ tịch của công ty United Metallurgical Company gây dựng cơ đồ nhờ số tiền kiếm được từ nghề buôn sắt vụn. Năm 1989, ông vay một khoản tiền từ ngân hàng lớn nhất tại Nga Sberbank để đầu tư vào một dự án tái chế sắt vụn. Khoản đầu tư mang về cho ông hàng triệu USD, đủ để thâu tóm cổ phần kiểm soát tại công ty Vyksunsky Metallurgical Plant – sau này thành OMK vào năm 1999.7. Chen Guangbiao (Tài sản ước tính: 800 triệu USD) – Trung Quốc
Năm 2003, Chen Guangbiao bắt đầu kiếm được khoản tiền nhỏ từ việc buôn sắt vụn lấy từ các dự án bị phá dỡ tại thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, phía đông Trung Quốc. Không lâu sau đó, ông thành lập công ty rác thải xây dựng Jiangsu Huangpu Renewable Resources. Tới năm 2009, công ty này có doanh thu gần 2 tỷ USD. Chen cũng được biết đến với nhiều hoạt động từ thiện hào phóng.8. Sidney Torres IV (Tài sản ước tính: 300 triệu USD) – Mỹ
Là một doanh nhân đa ngành cũng như trùm bất động sản, Sidney Torres IV cũng được biết đến với danh hiệu “vua rác” tại bang New Orleans (Mỹ). Ông đã có một bước đi khôn ngoan khi thành lập công SDT Waste & Debris Services xử lý rác ngay sau cơn bão Katrina ập vào vùng Gulf Coast của Mỹ năm 2005. Ông đã kiếm bộn tiền nhờ dịch vụ dọn dẹp trên quy mô lớn và sau đó bán công ty vào năm 2011.9. Herbert Black (Tài sản ước tính: vài trăm triệu USD) – Canada
Được mệnh danh là “vua sắt vụn” Canada, Herbert Black (giữa) kiếm được hàng trăm nhiệu USD từ việc tái chế những mẫu sắt cũ rỉ. Cha của ông – Peter Black thành lập công ty American Iron & Metal Company (AIM) vào năm 1936. Tới năm 1970, Herbert cùng em trai tiếp quản AIM và biến công ty này trở thành doanh nghiệp toàn cầu trị giá hàng tỷ USD. Herbert nổi tiếng là một nhà từ thiện hào phóng. Ông đã quyên góp nhiều triệu USD cho các hoạt động từ thiện.10. Scott Wagner (Tài sản ước tính: 20 triệu USD) – Mỹ
Chính trị gia Scott Wagner – đại diện cho quận 28, thượng viện bang Pennsylvania, Mỹ, sở hữu tài sản 20 triệu USD nhờ việc thu gom và xử lý rác thải. Thượng nghị sĩ này thành lập công ty xử lý rác Penn Waste vào năm 2000. Từ đó, công ty này tăng trưởng ngoạn mục, mở rộng hoạt động từ Pennsylvania sang nhiều bang khác lân cận. Penn Waste hiện xử lý khoảng 81.000 tấn rác mỗi năm, phần lớn số này được tái chế và sử dụng để tạo ra năng lượng sạch.
1. Anthony Pratt (Tài sản ước tính: 5,2 tỷ USD) – Australia
Anthony Pratt là chủ tịch của Visy Industries – công ty tái chế giấy và bao bì tư nhân lớn nhất thế giới. Công ty này được thành lập bởi ông Richard Pratt – cha của Anthony tại Melbourne, Australia vào năm 1948. Anthony tiếp quản công ty sau khi cha qua đời năm 2009 và từ đó thực hiện kế hoạch mở rộng đầy tham vọng, kiếm hàng tỷ USD từ giấy rác.
2. Anil Agarwal (Tài sản ước tính: 3,5 tỷ USD) - Ấn Độ
Là người sáng lập công ty khai khoáng và kim loại Vedanta Resources, Anil Agarwal bắt đầu sự nghiệp bằng việc buôn sắt phế liệu vào đầu những năm 1970, thu gom sợi cáp bỏ đi từ các công ty khắp Ấn Độ, sau đó bán lại để hưởng chênh lệch. Năm 1976, ông mua lại công ty kim loại đầu tiên và bắt đầu sản xuất vào những năm 1980. Anil cũng tham gia chương trình Giving Pledge, cam kết dành 75% tài sản làm từ thiện.
3. Igor Altushkin (Tài sản ước tính: 3,2 tỷ USD) – Nga
Igor Altushkin bắt đầu làm giàu bằng việc buôn sắt vụn vào những năm 1990, sau khi chế độ Liên Xô sụp đổ. Năm 2004, ông thành lập công ty Russian Copper Company và hiện đây là nhà sản xuất đồng lớn thứ 3 tại Nga với doanh thu khoảng 2 tỷ USD mỗi năm.
4. Zhang Yin (Tài sản ước tính: 1,89 tỷ USD) – Trung Quốc
Zhang Yin, được mệnh danh là “nữ hoàng rác”, thành lập công ty tái chế giấy Ying Gang Shen vào năm 1985 với số tiền tiết kiệm 3.800 USD. Năm 1995, bà thành lập công ty Nine Dragons Paper Holdings, nhập khẩu giấy vụn từ Mỹ về Trung Quốc và tái chế thành hộp carton. Hiện đây là nhà sản xuất giấy lớn nhất tại Trung Quốc với doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm.
5. Patrick Dovigi (Tài sản ước tính: 1,08 tỷ USD) – Canada
Patrick Dovigi là “vua rác và tái chế” của Canada. Ông đã bỏ sự nghiệp thi đấu thể thao để bắt đầu theo ngành rác và có những đột phá vào đầu những năm 2000. Năm 2007, ông thành lập công ty tái chế rác Green For Life Environmental, hiện hoạt động khắp Canada cùng một vài nơi ở Mỹ, mang về doanh thu hàng năm nhiều tỷ USD.
6. Anatoly Sedykh (Tài sản ước tính: 1 tỷ USD) – Nga
Anatoly Sedykh là chủ nhân công ty sản xuất bánh tàu hoả hàng đầu tại Nga và nhà sản xuất ống lớn thứ 2 nước này. Chủ tịch của công ty United Metallurgical Company gây dựng cơ đồ nhờ số tiền kiếm được từ nghề buôn sắt vụn. Năm 1989, ông vay một khoản tiền từ ngân hàng lớn nhất tại Nga Sberbank để đầu tư vào một dự án tái chế sắt vụn. Khoản đầu tư mang về cho ông hàng triệu USD, đủ để thâu tóm cổ phần kiểm soát tại công ty Vyksunsky Metallurgical Plant – sau này thành OMK vào năm 1999.
7. Chen Guangbiao (Tài sản ước tính: 800 triệu USD) – Trung Quốc
Năm 2003, Chen Guangbiao bắt đầu kiếm được khoản tiền nhỏ từ việc buôn sắt vụn lấy từ các dự án bị phá dỡ tại thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, phía đông Trung Quốc. Không lâu sau đó, ông thành lập công ty rác thải xây dựng Jiangsu Huangpu Renewable Resources. Tới năm 2009, công ty này có doanh thu gần 2 tỷ USD. Chen cũng được biết đến với nhiều hoạt động từ thiện hào phóng.
8. Sidney Torres IV (Tài sản ước tính: 300 triệu USD) – Mỹ
Là một doanh nhân đa ngành cũng như trùm bất động sản, Sidney Torres IV cũng được biết đến với danh hiệu “vua rác” tại bang New Orleans (Mỹ). Ông đã có một bước đi khôn ngoan khi thành lập công SDT Waste & Debris Services xử lý rác ngay sau cơn bão Katrina ập vào vùng Gulf Coast của Mỹ năm 2005. Ông đã kiếm bộn tiền nhờ dịch vụ dọn dẹp trên quy mô lớn và sau đó bán công ty vào năm 2011.
9. Herbert Black (Tài sản ước tính: vài trăm triệu USD) – Canada
Được mệnh danh là “vua sắt vụn” Canada, Herbert Black (giữa) kiếm được hàng trăm nhiệu USD từ việc tái chế những mẫu sắt cũ rỉ. Cha của ông – Peter Black thành lập công ty American Iron & Metal Company (AIM) vào năm 1936. Tới năm 1970, Herbert cùng em trai tiếp quản AIM và biến công ty này trở thành doanh nghiệp toàn cầu trị giá hàng tỷ USD. Herbert nổi tiếng là một nhà từ thiện hào phóng. Ông đã quyên góp nhiều triệu USD cho các hoạt động từ thiện.
10. Scott Wagner (Tài sản ước tính: 20 triệu USD) – Mỹ
Chính trị gia Scott Wagner – đại diện cho quận 28, thượng viện bang Pennsylvania, Mỹ, sở hữu tài sản 20 triệu USD nhờ việc thu gom và xử lý rác thải. Thượng nghị sĩ này thành lập công ty xử lý rác Penn Waste vào năm 2000. Từ đó, công ty này tăng trưởng ngoạn mục, mở rộng hoạt động từ Pennsylvania sang nhiều bang khác lân cận. Penn Waste hiện xử lý khoảng 81.000 tấn rác mỗi năm, phần lớn số này được tái chế và sử dụng để tạo ra năng lượng sạch.