Nước ép trái cây: Uống nước ép trái cây cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng. Tuy nhiên, phần lớn dinh dưỡng trong toàn bộ trái cây và rau quả nằm ở chất xơ. Loại bỏ chúng không chỉ làm mất dinh dưỡng quan trọng, mà còn có xu hướng tiêu thụ nhiều đường hơn. Uống nhiều nước ép trái cây có nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc ung thư trực tràng.Đồ uống vị cà phê: Cà phê được coi là chất chống oxy hóa và giàu chất dinh dưỡng cung cấp một số chất phòng chống ung thư. Tuy nhiên một số đồ uống được chế từ cà phê chứa nhiều đường và kem như thêm một loạt xi-rô, sô cô la, caramel hoặc kem có thể dẫn đến béo phì và tiểu đường thậm chí dẫn tới ung thư.Đồ uống thể thao: Dù đồ uống giải khát này không trực tiếp dẫn tới ung thư nhưng nếu lạm dụng quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe vì đồ uống này chứa nhiều đường và carbohydrate. Lượng calo trong đồ uống thể thao có thể dẫn đến béo phì và tiểu đường tuýp 2. Cả hai loại bệnh này đều có thể dẫn tới bệnh ung thư.Soda ăn kiêng tưởng chừng an toàn vì có ít hoặc không đường, nhưng thay vào đó lại có chất thay thế đường như sucralose, saccharin hoặc aspartame. Những loại đường nhân tạo này có thể gây rối loạn quá trình trao đổi chất trong cơ thể con người khiến nhiều chất béo được lưu trữ và có khả năng dẫn đến bệnh tiểu đường và bệnh tim.Uống soda thường xuyên: Soda chứa rất nhiều đường, caffeine và các thành phần nhân tạo. Bên cạnh đó, soda còn chứa chất tạo màu có tên 4-MeI. Đây là chất có thể gây ung thư. Nhận thức được mức độ nguy hiểm của loại chất này, California (Mỹ) đã yêu cầu tất cả các sản phẩm thực phẩm nếu có chứa chất này phải ghi trên nhãn mác để khuyến cáo tới người sử dụng rằng nó là một chất có thể gây ung thư.Nước uống tăng lực có thể giúp con người cảm thấy tràn đầy năng lượng trong vài giờ nhưng thực tế đồ uống này lại khiến cơ thể người dùng mất ổn định bởi nó chứa rất nhiều đường, caffeine và màu nhân tạo gây tăng huyết áp và lượng đường trong máu. Thực tế đã không ít trường hợp tử vong vì lạm dụng nước tăng lực gây đau tim và co giật. Khi cơ thể bị suy yếu cũng chính là cánh cửa để bệnh ung thư tấn công.Nước đóng chai: Yếu tố có hại nhất của loại đồ uống này chính là phần chai nhựa. Không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, nó còn chứa chất bisphenol-A (BPA) - chất gây rối loạn nội tiết tố được biết đến làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú cũng như gây rối loạn chuyển hóa.Đồ uống nóng: Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, đồ uống rất nóng có thể dẫn đến ung thư vòm họng. Rất nhiều người có thói quen uống trà, cà phê hoặc sô cô la rất nóng.Rượu: Uống quá nhiều rượu gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, trong đó có nguy cơ mắc ung thư. Nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa rượu và ung thư thực quản, dạ dày, gan, đại tràng và vú. Các chuyên gia khuyến cáo không nên uống quá 1 ly mỗi ngày với phụ nữ và 2 ly mỗi ngày với nam giới.Nước máy chứa hóa chất: Clo được tìm thấy trong nước máy. Dù clo không độc hại như một số chất như dibutyl phthalate (DBP)- sản phẩm phụ khử trùng được phát hiện độc hại gấp 1.000 lần so với clo nhưng thực tế clo cũng không phải an toàn nếu tồn tại nhiều trong nước máy. Theo thử nghiệm ở 43 tiểu bang, một số mẫu nước máy có tiềm ẩn chất gây ung thư cho con người. Ảnh: Internet.Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.
Nước ép trái cây: Uống nước ép trái cây cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng. Tuy nhiên, phần lớn dinh dưỡng trong toàn bộ trái cây và rau quả nằm ở chất xơ. Loại bỏ chúng không chỉ làm mất dinh dưỡng quan trọng, mà còn có xu hướng tiêu thụ nhiều đường hơn. Uống nhiều nước ép trái cây có nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc ung thư trực tràng.
Đồ uống vị cà phê: Cà phê được coi là chất chống oxy hóa và giàu chất dinh dưỡng cung cấp một số chất phòng chống ung thư. Tuy nhiên một số đồ uống được chế từ cà phê chứa nhiều đường và kem như thêm một loạt xi-rô, sô cô la, caramel hoặc kem có thể dẫn đến béo phì và tiểu đường thậm chí dẫn tới ung thư.
Đồ uống thể thao: Dù đồ uống giải khát này không trực tiếp dẫn tới ung thư nhưng nếu lạm dụng quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe vì đồ uống này chứa nhiều đường và carbohydrate. Lượng calo trong đồ uống thể thao có thể dẫn đến béo phì và tiểu đường tuýp 2. Cả hai loại bệnh này đều có thể dẫn tới bệnh ung thư.
Soda ăn kiêng tưởng chừng an toàn vì có ít hoặc không đường, nhưng thay vào đó lại có chất thay thế đường như sucralose, saccharin hoặc aspartame. Những loại đường nhân tạo này có thể gây rối loạn quá trình trao đổi chất trong cơ thể con người khiến nhiều chất béo được lưu trữ và có khả năng dẫn đến bệnh tiểu đường và bệnh tim.
Uống soda thường xuyên: Soda chứa rất nhiều đường, caffeine và các thành phần nhân tạo. Bên cạnh đó, soda còn chứa chất tạo màu có tên 4-MeI. Đây là chất có thể gây ung thư. Nhận thức được mức độ nguy hiểm của loại chất này, California (Mỹ) đã yêu cầu tất cả các sản phẩm thực phẩm nếu có chứa chất này phải ghi trên nhãn mác để khuyến cáo tới người sử dụng rằng nó là một chất có thể gây ung thư.
Nước uống tăng lực có thể giúp con người cảm thấy tràn đầy năng lượng trong vài giờ nhưng thực tế đồ uống này lại khiến cơ thể người dùng mất ổn định bởi nó chứa rất nhiều đường, caffeine và màu nhân tạo gây tăng huyết áp và lượng đường trong máu. Thực tế đã không ít trường hợp tử vong vì lạm dụng nước tăng lực gây đau tim và co giật. Khi cơ thể bị suy yếu cũng chính là cánh cửa để bệnh ung thư tấn công.
Nước đóng chai: Yếu tố có hại nhất của loại đồ uống này chính là phần chai nhựa. Không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, nó còn chứa chất bisphenol-A (BPA) - chất gây rối loạn nội tiết tố được biết đến làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú cũng như gây rối loạn chuyển hóa.
Đồ uống nóng: Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, đồ uống rất nóng có thể dẫn đến ung thư vòm họng. Rất nhiều người có thói quen uống trà, cà phê hoặc sô cô la rất nóng.
Rượu: Uống quá nhiều rượu gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, trong đó có nguy cơ mắc ung thư. Nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa rượu và ung thư thực quản, dạ dày, gan, đại tràng và vú. Các chuyên gia khuyến cáo không nên uống quá 1 ly mỗi ngày với phụ nữ và 2 ly mỗi ngày với nam giới.
Nước máy chứa hóa chất: Clo được tìm thấy trong nước máy. Dù clo không độc hại như một số chất như dibutyl phthalate (DBP)- sản phẩm phụ khử trùng được phát hiện độc hại gấp 1.000 lần so với clo nhưng thực tế clo cũng không phải an toàn nếu tồn tại nhiều trong nước máy. Theo thử nghiệm ở 43 tiểu bang, một số mẫu nước máy có tiềm ẩn chất gây ung thư cho con người. Ảnh: Internet.
Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.