Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt trăng đi vào vùng bóng tối của Trái đất. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt trăng sẽ có màu đỏ đồng hoặc màu cam sẫm. Hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra, khiến toàn bộ Mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ và đạt cực đại sau 30 phút, nên hiện tượng này còn gọi là "trăng máu". Theo các nhà khoa học, hiện tượng sẽ diễn ra trong 59 phút. "Mặt trăng máu" là hiện tượng vũ trụ cực kỳ hiếm. Hiện tượng chỉ có thể nhìn thấy rõ ràng khi Mặt trăng ở phía trên đường chân trời khoảng 2 độ, còn Mặt trời ở phía dưới chân trời khoảng 2 độ. Theo dân gian Việt Nam ngày xưa, nguyệt thực còn gọi là hiện tượng “gấu ăn trăng”. Mọi người phải khua chiêng đánh trống làm huyên náo để đuổi con gấu đi trả lại ánh trăng sáng của đêm rằm. Đây là một hiện tượng thiên nhiên đặc biệt, và có thể tính toán từ trước dựa theo chu kì chuyển động của Trái đất và Mặt trăng. Nguyên nhân Mặt trăng chuyển sang màu ửng đỏ là do bước sóng ánh sáng từ Mặt trời. Khi ánh sáng Mặt trời đi qua lớp khí quyển Trái đất, do hiện tượng tán xạ Raleigh nên các bước sóng ngắn như màu xanh, tím... bị khí quyển Trái đất tán xạ gần như hoàn toàn, chỉ còn ánh sáng có màu về phía đỏ. Bầu khí quyển Trái đất như thấu kính hội tụ làm ánh sáng đỏ xuyên qua có hướng lệch về trục chính của vùng bóng tối tạo ra bởi Trái đất và ánh sáng này đã chiếu rọi Mặt Trăng khi nó đi qua. Do vậy, Mặt trăng có màu đỏ khi diễn ra Nguyệt thực. Tại Việt Nam, giờ Mặt trăng mọc trong ngày hôm nay (8/10) là 17h25, đối với đa số người dân sống tại Việt Nam, thời điểm bắt đầu quan sát được hiện tượng sẽ bắt đầu từ 17h45 hoặc 18h00 (khi đã diễn ra được một phần pha toàn phần) và có thể quan sát toàn bộ cho tới khi nguyệt thực kết thúc. Tuy nhiên, việc quan sát Mặt Trăng ngay ở chân trời chỉ có thể thực hiện với người ở vùng ven biển. Mặt trăng sẽ dần ra khỏi vùng tối, màu sắc dần trở về bình thường cho đến khi ra khỏi vùng bóng tối hoàn toàn vào lúc 19h34 và kết thúc nguyệt thực một phần. Nếu bạn là người yêu thiên văn, thích quan sát nguyệt thực, bạn có thể xem bằng mắt thường, tuy nhiên sẽ thú vị hơn khi sử dụng ống nhòm và kính thiên văn nhỏ để nhìn rõ được bề mặt màu đỏ của Mặt trăng. Lưu ý cho những độc giả muốn xem nguyệt thực là bạn cần ở vị trí quan sát thật trống ở hướng đông và chân trời ít mây. Do Việt Nam đang trong mùa mưa, vào chiều tối hay có mây mù nên khó quan sát nguyệt thực ở giai đoạn toàn phần, chỉ có thể quan sát được nguyệt thực một phần từ sau 18h24-19h34 - thời điểm Mặt trăng đã lên cao hơn so với chân trời (khoảng 27 độ).
Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt trăng đi vào vùng bóng tối của Trái đất. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt trăng sẽ có màu đỏ đồng hoặc màu cam sẫm.
Hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra, khiến toàn bộ Mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ và đạt cực đại sau 30 phút, nên hiện tượng này còn gọi là "trăng máu". Theo các nhà khoa học, hiện tượng sẽ diễn ra trong 59 phút.
"Mặt trăng máu" là hiện tượng vũ trụ cực kỳ hiếm. Hiện tượng chỉ có thể nhìn thấy rõ ràng khi Mặt trăng ở phía trên đường chân trời khoảng 2 độ, còn Mặt trời ở phía dưới chân trời khoảng 2 độ.
Theo dân gian Việt Nam ngày xưa, nguyệt thực còn gọi là hiện tượng “gấu ăn trăng”. Mọi người phải khua chiêng đánh trống làm huyên náo để đuổi con gấu đi trả lại ánh trăng sáng của đêm rằm. Đây là một hiện tượng thiên nhiên đặc biệt, và có thể tính toán từ trước dựa theo chu kì chuyển động của Trái đất và Mặt trăng.
Nguyên nhân Mặt trăng chuyển sang màu ửng đỏ là do bước sóng ánh sáng từ Mặt trời. Khi ánh sáng Mặt trời đi qua lớp khí quyển Trái đất, do hiện tượng tán xạ Raleigh nên các bước sóng ngắn như màu xanh, tím... bị khí quyển Trái đất tán xạ gần như hoàn toàn, chỉ còn ánh sáng có màu về phía đỏ.
Bầu khí quyển Trái đất như thấu kính hội tụ làm ánh sáng đỏ xuyên qua có hướng lệch về trục chính của vùng bóng tối tạo ra bởi Trái đất và ánh sáng này đã chiếu rọi Mặt Trăng khi nó đi qua. Do vậy, Mặt trăng có màu đỏ khi diễn ra Nguyệt thực.
Tại Việt Nam, giờ Mặt trăng mọc trong ngày hôm nay (8/10) là 17h25, đối với đa số người dân sống tại Việt Nam, thời điểm bắt đầu quan sát được hiện tượng sẽ bắt đầu từ 17h45 hoặc 18h00 (khi đã diễn ra được một phần pha toàn phần) và có thể quan sát toàn bộ cho tới khi nguyệt thực kết thúc. Tuy nhiên, việc quan sát Mặt Trăng ngay ở chân trời chỉ có thể thực hiện với người ở vùng ven biển.
Mặt trăng sẽ dần ra khỏi vùng tối, màu sắc dần trở về bình thường cho đến khi ra khỏi vùng bóng tối hoàn toàn vào lúc 19h34 và kết thúc nguyệt thực một phần.
Nếu bạn là người yêu thiên văn, thích quan sát nguyệt thực, bạn có thể xem bằng mắt thường, tuy nhiên sẽ thú vị hơn khi sử dụng ống nhòm và kính thiên văn nhỏ để nhìn rõ được bề mặt màu đỏ của Mặt trăng.
Lưu ý cho những độc giả muốn xem nguyệt thực là bạn cần ở vị trí quan sát thật trống ở hướng đông và chân trời ít mây.
Do Việt Nam đang trong mùa mưa, vào chiều tối hay có mây mù nên khó quan sát nguyệt thực ở giai đoạn toàn phần, chỉ có thể quan sát được nguyệt thực một phần từ sau 18h24-19h34 - thời điểm Mặt trăng đã lên cao hơn so với chân trời (khoảng 27 độ).