Cảnh tượng này ghi lại được tại vườn quốc gia Kruger, Nam Phi, khi một con trăn khổng lồ tấn công báo con và bị báo mẹ trả thù. Mặc dù đã liên tục tấn công, tung ra những cú đớp chết người nhưng trăn khổng lồ vẫn không so được với báo đốm về tốc độ.Theo người quay phim, sau cuộc chiến tàn khốc, con trăn khổng lồ thua cuộc, bị báo hoa mai mẹ vồ chết và tha xác lên cây cao, trở thành bữa ăn tươi sống cho mẹ con nhà báo.Đối với cá sấu, trăn khổng lồ cũng từng chạm trán rất nhiều lần, đặc biệt là loài trăn Miến Điện. Do cùng sinh sống gần những khu vực đầm lầy, hai loài động vật cạnh tranh khốc liệt. Tuy nhiên, chỉ khi trăn khổng lồ đang ở trạng thái sung sức nhất, nó mới có thể giết chết và ăn thịt những con cá sấu có cú đớp ngàn cân và bộ áo giáp siêu cứng cáp.Ngược lại, nếu trăn khổng lồ sơ ý, nó sẽ bị ngay cả một con cá sấu non, nhỏ hơn mình rất nhiều làm thịt dễ dàng. Lý do là ngoài quy luật siết mồi đến chết, trăn khổng lồ hoàn toàn không có cách giết mồi nhanh gọn và dứt điểm như cá sấu.Trong ảnh là một con trăn khổng lồ chết thảm do nuốt phải nhím cực khủng ở khu bảo tồn Lake Eland, miền đông Nam Phi. Mặc dù so với con trăn, trọng lượng của nhím thực sự không đáng là gì, thậm chí là rất nhỏ. Tuy nhiên, nhím thực sự có vũ khí tối thượng là những chiếc lông nhọn hoắt, cứng cáp. Với vũ khí này, ngay cả sư tử hay báo đốm cũng phải nể mặt nhím ba phần.Tuy nhiên, trăn khổng lồ tham ăn vẫn rất chủ quan, nó tấn công và cố nuốt chửng con nhím mà không hề lường trước được, những chiếc lông nhọn như chông sắc của nhím sẽ giết chết mình chỉ trong thời gian ngắn sau khi nuốt. Vậy là, dù có chết, nhím cũng trả được thù, khiến trăn khổng lồ phải chịu cái chết đau đớn không kém gì mình.Tiếp đến là trường hợp của một con trăn đá tại vườn quốc gia Kruger, Nam Phi. Săn được con mồi lớn, nhưng trăn khổng lồ không ngờ được rằng mình sẽ chết khi còn chưa kịp nuốt ngon miệng này.Theo thông tin đăng tải, con trăn đá khổng lồ này săn được một con linh dương dukier, tuy nhiên trong khi nuốt chửng con mồi, trăn khổng lồ đã bị cặp sừng cứng, sắc, nhọn của linh dương chọc thủng họng vô cùng đau đớn. Mặc dù sau một hồi vật vã, con trăn cũng thoát được ra, tuy nhiên với vết thương hiểm hóc ngay cổ họng, nó có nguy cơ chết rất cao chỉ trong thời gian ngắn sau đó.Trăn khổng lồ và rắn độc, ai sẽ là bá chủ loài rắn? Xét về trọng lượng, kích thước, trăn khổng lồ chiếm ưu thế vượt trội. Tuy nhiên, về phương thức săn mồi và vũ khí, rắn độc có vẻ được tạo hóa ưu ái hơn nhiều.Sở hữu nọc độc chết người có thể làm tê liệt con mồi nhanh chóng, rắn độc có vẻ dễ dàng hơn trong những trận kịch chiến đối kháng với trăn khổng lồ. Ngược lại, chiêu thức siết mồi của trăn khổng lồ dường như không mất ảnh hưởng tới rắn độc bởi chúng có thân hình mềm dẻo, linh hoạt như nhau.Thông thường, những con rắn độc sẽ cắn để tiêm nọc vào loài trăn, sau đó từ từ khống chế đế khi trăn khổng lồ hoàn toàn tê liệt, để mặc rắn độc nuốt chửng một cách dễ dàng.
Cảnh tượng này ghi lại được tại vườn quốc gia Kruger, Nam Phi, khi một con trăn khổng lồ tấn công báo con và bị báo mẹ trả thù. Mặc dù đã liên tục tấn công, tung ra những cú đớp chết người nhưng trăn khổng lồ vẫn không so được với báo đốm về tốc độ.
Theo người quay phim, sau cuộc chiến tàn khốc, con trăn khổng lồ thua cuộc, bị báo hoa mai mẹ vồ chết và tha xác lên cây cao, trở thành bữa ăn tươi sống cho mẹ con nhà báo.
Đối với cá sấu, trăn khổng lồ cũng từng chạm trán rất nhiều lần, đặc biệt là loài trăn Miến Điện. Do cùng sinh sống gần những khu vực đầm lầy, hai loài động vật cạnh tranh khốc liệt. Tuy nhiên, chỉ khi trăn khổng lồ đang ở trạng thái sung sức nhất, nó mới có thể giết chết và ăn thịt những con cá sấu có cú đớp ngàn cân và bộ áo giáp siêu cứng cáp.
Ngược lại, nếu trăn khổng lồ sơ ý, nó sẽ bị ngay cả một con cá sấu non, nhỏ hơn mình rất nhiều làm thịt dễ dàng. Lý do là ngoài quy luật siết mồi đến chết, trăn khổng lồ hoàn toàn không có cách giết mồi nhanh gọn và dứt điểm như cá sấu.
Trong ảnh là một con trăn khổng lồ chết thảm do nuốt phải nhím cực khủng ở khu bảo tồn Lake Eland, miền đông Nam Phi. Mặc dù so với con trăn, trọng lượng của nhím thực sự không đáng là gì, thậm chí là rất nhỏ. Tuy nhiên, nhím thực sự có vũ khí tối thượng là những chiếc lông nhọn hoắt, cứng cáp. Với vũ khí này, ngay cả sư tử hay báo đốm cũng phải nể mặt nhím ba phần.
Tuy nhiên, trăn khổng lồ tham ăn vẫn rất chủ quan, nó tấn công và cố nuốt chửng con nhím mà không hề lường trước được, những chiếc lông nhọn như chông sắc của nhím sẽ giết chết mình chỉ trong thời gian ngắn sau khi nuốt. Vậy là, dù có chết, nhím cũng trả được thù, khiến trăn khổng lồ phải chịu cái chết đau đớn không kém gì mình.
Tiếp đến là trường hợp của một con trăn đá tại vườn quốc gia Kruger, Nam Phi. Săn được con mồi lớn, nhưng trăn khổng lồ không ngờ được rằng mình sẽ chết khi còn chưa kịp nuốt ngon miệng này.
Theo thông tin đăng tải, con trăn đá khổng lồ này săn được một con linh dương dukier, tuy nhiên trong khi nuốt chửng con mồi, trăn khổng lồ đã bị cặp sừng cứng, sắc, nhọn của linh dương chọc thủng họng vô cùng đau đớn. Mặc dù sau một hồi vật vã, con trăn cũng thoát được ra, tuy nhiên với vết thương hiểm hóc ngay cổ họng, nó có nguy cơ chết rất cao chỉ trong thời gian ngắn sau đó.
Trăn khổng lồ và rắn độc, ai sẽ là bá chủ loài rắn? Xét về trọng lượng, kích thước, trăn khổng lồ chiếm ưu thế vượt trội. Tuy nhiên, về phương thức săn mồi và vũ khí, rắn độc có vẻ được tạo hóa ưu ái hơn nhiều.
Sở hữu nọc độc chết người có thể làm tê liệt con mồi nhanh chóng, rắn độc có vẻ dễ dàng hơn trong những trận kịch chiến đối kháng với trăn khổng lồ. Ngược lại, chiêu thức siết mồi của trăn khổng lồ dường như không mất ảnh hưởng tới rắn độc bởi chúng có thân hình mềm dẻo, linh hoạt như nhau.
Thông thường, những con rắn độc sẽ cắn để tiêm nọc vào loài trăn, sau đó từ từ khống chế đế khi trăn khổng lồ hoàn toàn tê liệt, để mặc rắn độc nuốt chửng một cách dễ dàng.