Tại khu vực hồ Kurile, thuộc bán đảo Kamchatka của Nga, du khách và các nhà khám phá có thể thường xuyên nhìn thấy những hoạt động hàng ngày của loài gấu nâu khổng lồ. Bên cạnh những màn bắt cá ấn tượng, gấu nâu khổng lồ còn có những trận chiến đẫm máu, khiến nhiều người run sợ.Trong ảnh là cảnh tượng một con gấu nâu mẹ kịch chiến với một con gấu nâu đực hung hăng, tàn bạo để bảo vệ các con của mình.Trong thế giới tự nhiên hoang dã, sự cạnh tranh cực kỳ lớn. Để giảm bớt cạnh tranh, những con gấu nâu đực trưởng thành thường tấn công và giết hại những con gấu con.Hành động của chúng được giải thích là do muốn tiêu diệt những kẻ cạnh tranh tiềm năng khi chúng vẫn còn nhỏ. Mặt khác, chỉ khi giết những con gấu con, gấu đực mới có cơ hội giao phối với gấu mẹ.Nhận thức được sự nguy hiểm luôn luôn rình rập quanh mình và các con, gấu mẹ nuôi con rất cảnh giác. Cũng để bảo vệ, chăm sóc các con mà gấu mẹ sẵn sàng bật chế độ "phát cuồng", quyết tấm sống mái với kẻ có ý định làm hại gấu con.Theo quan sát, gấu mẹ bản tính không hung hăng và khát máu như gấu đực. Chúng cũng thường không chiến đấu với đồng loại để tranh giành quyền lực và vị trí thuận lợi khi săn mồi. (Ảnh: Wargamer)Những trận chiến của gấu cái thường chỉ xảy ra khi có kẻ muốn làm hại gấu con. (Ảnh: Wide Open Spaces)Trong những trận huyết chiến của gấu mẹ, hầu hết sự hung dữ được kích thích bởi bản năng làm mẹ sẽ giúp gấu mẹ bảo vệ được đàn con nhỏ bé, yếu ớt của mình. (Ảnh: Mirror)
Tại khu vực hồ Kurile, thuộc bán đảo Kamchatka của Nga, du khách và các nhà khám phá có thể thường xuyên nhìn thấy những hoạt động hàng ngày của loài gấu nâu khổng lồ. Bên cạnh những màn bắt cá ấn tượng, gấu nâu khổng lồ còn có những trận chiến đẫm máu, khiến nhiều người run sợ.
Trong ảnh là cảnh tượng một con gấu nâu mẹ kịch chiến với một con gấu nâu đực hung hăng, tàn bạo để bảo vệ các con của mình.
Trong thế giới tự nhiên hoang dã, sự cạnh tranh cực kỳ lớn. Để giảm bớt cạnh tranh, những con gấu nâu đực trưởng thành thường tấn công và giết hại những con gấu con.
Hành động của chúng được giải thích là do muốn tiêu diệt những kẻ cạnh tranh tiềm năng khi chúng vẫn còn nhỏ. Mặt khác, chỉ khi giết những con gấu con, gấu đực mới có cơ hội giao phối với gấu mẹ.
Nhận thức được sự nguy hiểm luôn luôn rình rập quanh mình và các con, gấu mẹ nuôi con rất cảnh giác. Cũng để bảo vệ, chăm sóc các con mà gấu mẹ sẵn sàng bật chế độ "phát cuồng", quyết tấm sống mái với kẻ có ý định làm hại gấu con.
Theo quan sát, gấu mẹ bản tính không hung hăng và khát máu như gấu đực. Chúng cũng thường không chiến đấu với đồng loại để tranh giành quyền lực và vị trí thuận lợi khi săn mồi. (Ảnh: Wargamer)
Những trận chiến của gấu cái thường chỉ xảy ra khi có kẻ muốn làm hại gấu con. (Ảnh: Wide Open Spaces)
Trong những trận huyết chiến của gấu mẹ, hầu hết sự hung dữ được kích thích bởi bản năng làm mẹ sẽ giúp gấu mẹ bảo vệ được đàn con nhỏ bé, yếu ớt của mình. (Ảnh: Mirror)