Dunkleosteus. Đây là loài cá tiền sử. Sinh vật bí ẩn thời tiền sử này có thể khiến bạn gặp ác mộng. Nó là loài cá có hàm khỏe và chắc nhất đã từng tồn tại trên Trái đất. Dunkleosteus dài khoảng 10m và nặng tới gần 4 tấn. Là động vật ăn thịt, nhưng loài này lại không có răng. Nó dùng miệng và 2 mẩu xương hàm để đớp con mồi. Cú đớp của loài này mạnh như của một con cá sấu, với một lực khoảng 8.000 pound/ inch vuông. Thật may mắn là loài này đã tuyệt chủng ở giai đoạn cuối kỷ Đevon. Dunkleosteus không có mối liên hệ trực tiếp nào với các loài động vật hiện này. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nó có thể là cụ tổ của loài cá mập, sống cách chúng ta 400 tỉ năm.Archaeopteryx. Các nhà khoa học xác định rằng đây là loài chim nguyên thủy nhất từng tồn tại. Loài này sống ở cuối kỷ Juric ở khu vực phía nam nước Đức hiện nay, khi châu Âu mới chỉ là một hòn đảo. Chim Archaeopteryx cao khoảng 0,5 m. Dù có nhiều lông, nhỏ nhắn, và tỏ ra vô hại, loài này có một đôi cánh rộng và những chiếc răng cưa khá sắc. Nó cũng có móng vuốt trên tay và ngón chân thứ 2. Theo các nhà khoa học, loài này có họ gần với khủng long hơn là chim. Họ cho rằng loài này là cầu nối từ khủng long sang chim.Elasmosaur. Loài này sống ở kỷ phấn trắng muộn. Nó dài 14m và nặng hơn 2,2 tấn. Một nửa chiều dài cơ thể nó là cổ, với 70 chiếc đốt sống, nhiều hơn bất cứ một con vật nào hiện tồn tại trên Trái đất. Chiếc cổ dài có vai trò quan trọng trong việc sinh tồn của loài, do nó là phần cơ thể duy nhất có thể ngoi lên khỏi mặt nước. Cơ thể đồ sộ nhưng nó chỉ có 4 chân chèo khá nhỏ. Elasmosaur không có bất cứ liên hệ nào với các loài động vật đang sống hiện nay. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng nó có thể có mối liên hệ với bò sát (nhiều người thì cho rằng loài này giống quái vật hồ Lochness).Deinotherium. Loài vật này sống ở kỷ Miocene giữa và tuyệt chủng ở kỷ Pleitocen mới. Đây được coi là loài động vật sống trên cạn lớn thứ 3 trên thế giới từng tồn tại. Nó cao khoảng 4,6 m và nặng trên 15,4 tấn. Nó khá giống với loài voi hiện tại. Điều khác biệt duy nhất là nó có chiếc vòi ngắn hơn và chiếc ngà voi gắn với hàm dưới, chứ không phải hàm trên như hiện nay. Hóa thạch của loài này có thể được tìm thấy ở châu Âu, châu Á và châu Phi.Opabinua. Đây là một trong những hóa thạch hiếm được tìm thấy nhất. Mới chỉ có khoảng 20 mẩu hóa thạch của loài này được công nhận. Đây là loài động vật sống ở đáy biển, có một cơ thể mềm, dài khoảng 7 cm. Loài này có 5 mắt và một chiếc miệng ở đằng sau. Các nhà khoa học cho rằng loài này có họ với các động vật chân đốt.Helicoprion. Loài này sống trong kỷ carbon và nó tuyệt chủng trong kỷ Triad. Các nhà khoa học đã tìm thấy răng và xương hàm. Chúng cao khoảng 4,6 m. Trông chúng khá giống cá mập, có sụn, có vây và răng cưa sắc.Quetzalcoatlus, một trong những loài động vật lớn nhất từng chiếm lĩnh bầu trời. Loài này sống ở kỷ Phấn trắng. Đôi cánh cúa nó rộng tới 11m và cao khoảng 9,7 m. Chiếc mỏ chim khá nhọn, dùng để thu thập thức ăn, dù nó không có răng. Không có một loài động vật hiện đại nào có thể so sánh được với loài chim này.Dimorphodon là loại thằn lằn bay có kích cỡ trung bình. Nó sống ở thời kỳ đầu của kỷ Juric. Loài thằn lằn này có 2 loại răng trong hàm, điều vô cùng hiếm với các loại bò sát. Dimophodon cao 1m, với cổ nhỏ nhưng đầu to và có chiều dài sải cánh khoảng 1,4m. Chiếc đuôi của nó có tới 33 đốt xương.Jaekelopterus là một trong những loài chân đốt lớn nhất đã từng được biết đến. Loài sinh vật này cao khoảng 2,5m, sống chủ yếu ở vùng nước ngọt. Loài này có họ với cua móng ngựa, bọ cạp…Hallucigenia. Loài này chỉ dài từ 0.5 tới 3 cm và trông khá giống với sâu. Đầu của loài này có chứa hầu hết các cơ quan cảm nhận như mắt, mũi. Loài này có 7 xúc tu ở mỗi bên. Con đực có đầu và cổ tròn, trong khi con cái thì không. Nó là tổ tiên của nhiều loài động vật chân đốt hiện nay. Mời quý vị xem video: Sinh vật bí ẩn có hàng trăm xúc tu lổm ngổm thấy ở Việt Nam
Dunkleosteus. Đây là loài cá tiền sử. Sinh vật bí ẩn thời tiền sử này có thể khiến bạn gặp ác mộng. Nó là loài cá có hàm khỏe và chắc nhất đã từng tồn tại trên Trái đất. Dunkleosteus dài khoảng 10m và nặng tới gần 4 tấn. Là động vật ăn thịt, nhưng loài này lại không có răng. Nó dùng miệng và 2 mẩu xương hàm để đớp con mồi. Cú đớp của loài này mạnh như của một con cá sấu, với một lực khoảng 8.000 pound/ inch vuông. Thật may mắn là loài này đã tuyệt chủng ở giai đoạn cuối kỷ Đevon. Dunkleosteus không có mối liên hệ trực tiếp nào với các loài động vật hiện này. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nó có thể là cụ tổ của loài cá mập, sống cách chúng ta 400 tỉ năm.
Archaeopteryx. Các nhà khoa học xác định rằng đây là loài chim nguyên thủy nhất từng tồn tại. Loài này sống ở cuối kỷ Juric ở khu vực phía nam nước Đức hiện nay, khi châu Âu mới chỉ là một hòn đảo. Chim Archaeopteryx cao khoảng 0,5 m. Dù có nhiều lông, nhỏ nhắn, và tỏ ra vô hại, loài này có một đôi cánh rộng và những chiếc răng cưa khá sắc. Nó cũng có móng vuốt trên tay và ngón chân thứ 2. Theo các nhà khoa học, loài này có họ gần với khủng long hơn là chim. Họ cho rằng loài này là cầu nối từ khủng long sang chim.
Elasmosaur. Loài này sống ở kỷ phấn trắng muộn. Nó dài 14m và nặng hơn 2,2 tấn. Một nửa chiều dài cơ thể nó là cổ, với 70 chiếc đốt sống, nhiều hơn bất cứ một con vật nào hiện tồn tại trên Trái đất. Chiếc cổ dài có vai trò quan trọng trong việc sinh tồn của loài, do nó là phần cơ thể duy nhất có thể ngoi lên khỏi mặt nước. Cơ thể đồ sộ nhưng nó chỉ có 4 chân chèo khá nhỏ. Elasmosaur không có bất cứ liên hệ nào với các loài động vật đang sống hiện nay. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng nó có thể có mối liên hệ với bò sát (nhiều người thì cho rằng loài này giống quái vật hồ Lochness).
Deinotherium. Loài vật này sống ở kỷ Miocene giữa và tuyệt chủng ở kỷ Pleitocen mới. Đây được coi là loài động vật sống trên cạn lớn thứ 3 trên thế giới từng tồn tại. Nó cao khoảng 4,6 m và nặng trên 15,4 tấn. Nó khá giống với loài voi hiện tại. Điều khác biệt duy nhất là nó có chiếc vòi ngắn hơn và chiếc ngà voi gắn với hàm dưới, chứ không phải hàm trên như hiện nay. Hóa thạch của loài này có thể được tìm thấy ở châu Âu, châu Á và châu Phi.
Opabinua. Đây là một trong những hóa thạch hiếm được tìm thấy nhất. Mới chỉ có khoảng 20 mẩu hóa thạch của loài này được công nhận. Đây là loài động vật sống ở đáy biển, có một cơ thể mềm, dài khoảng 7 cm. Loài này có 5 mắt và một chiếc miệng ở đằng sau. Các nhà khoa học cho rằng loài này có họ với các động vật chân đốt.
Helicoprion. Loài này sống trong kỷ carbon và nó tuyệt chủng trong kỷ Triad. Các nhà khoa học đã tìm thấy răng và xương hàm. Chúng cao khoảng 4,6 m. Trông chúng khá giống cá mập, có sụn, có vây và răng cưa sắc.
Quetzalcoatlus, một trong những loài động vật lớn nhất từng chiếm lĩnh bầu trời. Loài này sống ở kỷ Phấn trắng. Đôi cánh cúa nó rộng tới 11m và cao khoảng 9,7 m. Chiếc mỏ chim khá nhọn, dùng để thu thập thức ăn, dù nó không có răng. Không có một loài động vật hiện đại nào có thể so sánh được với loài chim này.
Dimorphodon là loại thằn lằn bay có kích cỡ trung bình. Nó sống ở thời kỳ đầu của kỷ Juric. Loài thằn lằn này có 2 loại răng trong hàm, điều vô cùng hiếm với các loại bò sát. Dimophodon cao 1m, với cổ nhỏ nhưng đầu to và có chiều dài sải cánh khoảng 1,4m. Chiếc đuôi của nó có tới 33 đốt xương.
Jaekelopterus là một trong những loài chân đốt lớn nhất đã từng được biết đến. Loài sinh vật này cao khoảng 2,5m, sống chủ yếu ở vùng nước ngọt. Loài này có họ với cua móng ngựa, bọ cạp…
Hallucigenia. Loài này chỉ dài từ 0.5 tới 3 cm và trông khá giống với sâu. Đầu của loài này có chứa hầu hết các cơ quan cảm nhận như mắt, mũi. Loài này có 7 xúc tu ở mỗi bên. Con đực có đầu và cổ tròn, trong khi con cái thì không. Nó là tổ tiên của nhiều loài động vật chân đốt hiện nay.
Mời quý vị xem video: Sinh vật bí ẩn có hàng trăm xúc tu lổm ngổm thấy ở Việt Nam