Nấm sò còn được gọi là nấm bào ngư, thường mọc thành những tai nấm xen kẽ nhau như hình bậc thang trên các thân cây khô hoặc suy yếu. Hiện loài nấm này được nuôi trồng đại trà khắp thế giới.Nấm sò có hình dạng như con sò, mũ nấm mọc lệch, có mũ nấm, phiến và cuống. Loài nấm này có màu trắng, đen, xám, nâu, vàng là tùy thuộc vào chủng giống.Nấm sò có thể trồng quanh năm, nhưng mùa vụ thuận lợi nhất từ tháng 9 năm trước tới tháng 3 năm sau. Nấm sò có thể được trồng bằng rơm rạ, bông phế thải, mùn cưa.Nấm sò chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi với sức khỏe con người như: protit, gluxit, vitamin C, vitamin PP, các acid béo không no, protein,...Nhiều nghiên cứu đã chứng minh nấm sò có tác dụng giảm cholesterol, phòng ngừa và điều trị các bệnh liên quan đến huyết áp, chống béo phì, chữa bệnh đường ruột, hỗ trợ điều trị bệnh gout,...Nấm sò có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon như nấm sò xào tim heo, nấm sò xào với thịt bò, tôm, canh nấm sò, nấm sò xào mè, lẩu nấm sò...
Nấm sò còn được gọi là nấm bào ngư, thường mọc thành những tai nấm xen kẽ nhau như hình bậc thang trên các thân cây khô hoặc suy yếu. Hiện loài nấm này được nuôi trồng đại trà khắp thế giới.
Nấm sò có hình dạng như con sò, mũ nấm mọc lệch, có mũ nấm, phiến và cuống. Loài nấm này có màu trắng, đen, xám, nâu, vàng là tùy thuộc vào chủng giống.
Nấm sò có thể trồng quanh năm, nhưng mùa vụ thuận lợi nhất từ tháng 9 năm trước tới tháng 3 năm sau. Nấm sò có thể được trồng bằng rơm rạ, bông phế thải, mùn cưa.
Nấm sò chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi với sức khỏe con người như: protit, gluxit, vitamin C, vitamin PP, các acid béo không no, protein,...
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh nấm sò có tác dụng giảm cholesterol, phòng ngừa và điều trị các bệnh liên quan đến huyết áp, chống béo phì, chữa bệnh đường ruột, hỗ trợ điều trị bệnh gout,...
Nấm sò có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon như nấm sò xào tim heo, nấm sò xào với thịt bò, tôm, canh nấm sò, nấm sò xào mè, lẩu nấm sò...