Mặc dù cũ, hỏng nhưng đồ điện tử thường đắt tiền nên nhiều người tích chúng trong nhà với hi vọng có thể tận dụng chúng vào mục đích nào đó.Các chuyên gia cho biết đồ điện tử cũ hỏng có thể sử dụng vào một số mục đích: tivi đời cũ “cải tạo” thành bể cá cảnh; bóng đèn hỏng làm đồ dùng trang trí; điện thoại, máy tính bảng máy tính xách tay cũ thành đồ chơi…Tuy nhiên, những người có óc sáng tạo và kiến thức về đồ điện tử có thể tạo ra những “tác phẩm” mới từ đồ cũ không nhiều.Hơn thế, đồ điện, điện tử ở trạng thái bình thường là an toàn, tuy nhiên khi cũ hỏng hay bị vỡ có thể là quả bom đe dọa cả gia đình.Ví dụ, một số bóng đèn hình CRT của các tivi đời cũ bị vỡ sẽ gây nguy hiểm. Vì bên trong bóng hình phủ một lớp phốt pho để khi các điện tử bắn vào phát sáng. Khi vỡ, phốt pho phát tán ra gây độc.Tương tự, các màn hình LCD bình thường là an toàn nhưng nếu bị vỡ, các hạt tinh thể lỏng của màn hình có khả năng khuếch tán vào không khí mà đa số các loại chất này là các chất độc hại.Ngoài ra, các sản phẩm điện tử thường được chế tạo từ kim loại nặng, bán kim loại và nhiều hợp chất hóa học khác nhau như: Chì, thủy ngân, đồng, niken,… Nhiều hóa chất và kim loại trong số này được biết đến như nguyên nhân của những căn bệnh nghiêm trọng: Ung thư, suy giảm nhận thức hay khiến các cơ quan nội tạng bị hủy hoại.Theo các chuyên gia, khi gia đình bạn không có người đủ hiểu biết về thiết bị điện tử, tuyệt đối không nên tích trữ đồ điện tử cũ hỏng trong nhà. Vừa chiếm diện tích vừa là quả bom gây nguy hiểm.Đặc biệt, đừng ném chúng vào thùng rác. Bạn có thể mang bán ở những cửa hàng/cơ sở tái chế đồ điện tử cũ, hoặc có thể mang đến những điểm thu hồi đồ điện tử. Bằng cách này các loại rác thải điện tử sẽ được phân loại và xử lý triệt để. Mời độc giả xem video:Bộ GD-ĐT công bố lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Nguồn: THDT.
Mặc dù cũ, hỏng nhưng đồ điện tử thường đắt tiền nên nhiều người tích chúng trong nhà với hi vọng có thể tận dụng chúng vào mục đích nào đó.
Các chuyên gia cho biết đồ điện tử cũ hỏng có thể sử dụng vào một số mục đích: tivi đời cũ “cải tạo” thành bể cá cảnh; bóng đèn hỏng làm đồ dùng trang trí; điện thoại, máy tính bảng máy tính xách tay cũ thành đồ chơi…
Tuy nhiên, những người có óc sáng tạo và kiến thức về đồ điện tử có thể tạo ra những “tác phẩm” mới từ đồ cũ không nhiều.
Hơn thế, đồ điện, điện tử ở trạng thái bình thường là an toàn, tuy nhiên khi cũ hỏng hay bị vỡ có thể là quả bom đe dọa cả gia đình.
Ví dụ, một số bóng đèn hình CRT của các tivi đời cũ bị vỡ sẽ gây nguy hiểm. Vì bên trong bóng hình phủ một lớp phốt pho để khi các điện tử bắn vào phát sáng. Khi vỡ, phốt pho phát tán ra gây độc.
Tương tự, các màn hình LCD bình thường là an toàn nhưng nếu bị vỡ, các hạt tinh thể lỏng của màn hình có khả năng khuếch tán vào không khí mà đa số các loại chất này là các chất độc hại.
Ngoài ra, các sản phẩm điện tử thường được chế tạo từ kim loại nặng, bán kim loại và nhiều hợp chất hóa học khác nhau như: Chì, thủy ngân, đồng, niken,… Nhiều hóa chất và kim loại trong số này được biết đến như nguyên nhân của những căn bệnh nghiêm trọng: Ung thư, suy giảm nhận thức hay khiến các cơ quan nội tạng bị hủy hoại.
Theo các chuyên gia, khi gia đình bạn không có người đủ hiểu biết về thiết bị điện tử, tuyệt đối không nên tích trữ đồ điện tử cũ hỏng trong nhà. Vừa chiếm diện tích vừa là quả bom gây nguy hiểm.
Đặc biệt, đừng ném chúng vào thùng rác. Bạn có thể mang bán ở những cửa hàng/cơ sở tái chế đồ điện tử cũ, hoặc có thể mang đến những điểm thu hồi đồ điện tử. Bằng cách này các loại rác thải điện tử sẽ được phân loại và xử lý triệt để.
Mời độc giả xem video:Bộ GD-ĐT công bố lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Nguồn: THDT.