Hiện nay, như bạn đã biết, công nghệ xuất hiện ở khắp mọi nơi. Nhưng với sự ra đời liên tục của các sáng chế và nâng cấp mới, càng ngày chúng ta đang tạo ra càng nhiều chất thải nguy hại, rác điện tử nhiều vô số.Rác thải điện tử hay chất thải điện tử là một vấn đề lớn bởi chúng có chứa các kim loại nặng.Kể cả những thành phần vô hại hơn - như dây và nhựa – cũng cần phải tìm cách xử lý.Thay vì để cho các vật liệu này bị chôn vùi trong một bãi rác, nghệ sĩ kiêm nhà điêu khắc Julie Alice Chappell đã tìm cách biến chúng thành những con côn trùng sống động, đầy màu sắc.Dưới bàn tay tài hoa của cô, bo mạch chủ và dây điện trở thành những con vật thật sự đẹp đẽ.Bộ sưu tập này được gọi là Computer Component Bugs, khiến người xem thực sự hứng thú.Chappell chọn sử dụng loại phế liệu này “bởi chúng thể hiện sự phát triển của các nền văn hóa và trở thành vũ trụ của riêng chúng”.Những tác phẩm của cô sống động đến nỗi chúng dường như biết giao tiếp với người xem, làm hiện lên một thế giới đầy màu sắc.Cùng với việc thực hiện đam mê, công việc của Chappell còn chỉ ra vấn đề tiêu thụ hàng điện tử ngày càng tăng khiến rác thải ngày càng nhiều.Chappell cho biết công việc của cô cũng là một cách để “đáp lại sự khai thác, phá hoại thế giới tự nhiên của con người để làm giàu”.Cùng xem thêm một số tác phẩm của Chappell.Chúng đều là những con côn trùng tuyệt đẹp.
Hiện nay, như bạn đã biết, công nghệ xuất hiện ở khắp mọi nơi. Nhưng với sự ra đời liên tục của các sáng chế và nâng cấp mới, càng ngày chúng ta đang tạo ra càng nhiều chất thải nguy hại, rác điện tử nhiều vô số.
Rác thải điện tử hay chất thải điện tử là một vấn đề lớn bởi chúng có chứa các kim loại nặng.
Kể cả những thành phần vô hại hơn - như dây và nhựa – cũng cần phải tìm cách xử lý.
Thay vì để cho các vật liệu này bị chôn vùi trong một bãi rác, nghệ sĩ kiêm nhà điêu khắc Julie Alice Chappell đã tìm cách biến chúng thành những con côn trùng sống động, đầy màu sắc.
Dưới bàn tay tài hoa của cô, bo mạch chủ và dây điện trở thành những con vật thật sự đẹp đẽ.
Bộ sưu tập này được gọi là Computer Component Bugs, khiến người xem thực sự hứng thú.
Chappell chọn sử dụng loại phế liệu này “bởi chúng thể hiện sự phát triển của các nền văn hóa và trở thành vũ trụ của riêng chúng”.
Những tác phẩm của cô sống động đến nỗi chúng dường như biết giao tiếp với người xem, làm hiện lên một thế giới đầy màu sắc.
Cùng với việc thực hiện đam mê, công việc của Chappell còn chỉ ra vấn đề tiêu thụ hàng điện tử ngày càng tăng khiến rác thải ngày càng nhiều.
Chappell cho biết công việc của cô cũng là một cách để “đáp lại sự khai thác, phá hoại thế giới tự nhiên của con người để làm giàu”.
Cùng xem thêm một số tác phẩm của Chappell.
Chúng đều là những con côn trùng tuyệt đẹp.