Trong các thùng/ bao đựng gạo của nhiều gia đình thường xuất hiện những con bọ có màu nâu đen, kích thước khoảng 3 – 4 mm, đầu có vòi nhỏ. Đây thực chất là mọt gạo (Sitophilus oryzae).Ở nước ta, mọt gạo có mặt ở khắp nơi, tuổi thọ của mọt gạo khá cao (8 tháng). Ngoải ra, mọt gạo có tốc độ sinh sản nhanh. Con cái đẻ 2-6 trứng mỗi ngày và số lượng trứng đẻ lên đến hơn 500 quả trong suốt cuộc đời. Mọt gạo đẻ trứng vào lỗ hạt gạo. Con sâu (ấu trùng mọt) nằm ở bên trong hạt gạo nên khi mua gạo chúng ta có thể không nhìn thấy.Sự xuất hiện của mọt gạo làm giảm chất lượng dinh dưỡng và hương vị gạo. Vì vậy phải xử lý ngay lập tức.Đơn giản nhất là đổ gạo ra một tấm nilon sau đó dàn mỏng gạo, con mọt sẽ bò ra phía ngoài, bạn chỉ cần gom chúng lại và đốt. Bạn cũng có thể dùng máy sấy tóc để “hun” mọt. Sức nóng của máy sấy tóc sẽ khiến mọt bò ra ngoài, bạn hãy gom lại để xử lý.Hãy nhớ là đốt chứ không vứt vào thùng rác bởi mọt có thể bò từ thùng rác ra ngoài rồi chui lại vào thùng gạo.Ngoài ra, bạn cần vệ sinh sạch sẽ thùng gạo bằng giấm hoặc rượu trước khi đổ mẻ gạo mới vào thùng.Đặc biệt, các chuyên gia lưu ý, quan trọng nhất bạn cần phải tránh mua phải gạo có mọt. Tốt nhất khi mua bạn mua gạo mới (gạo cũ rất dễ nhiễm ấu trùng mọt). Việc kiểm tra gạo cũ, gạo mới không khó. Gạo mới có mùi thơm đặc trưng của gạo, nhấm thử thấy giòn; gạo cũ có màu xỉn, nhấm thử thấy hạt gạo “bục”.Một cách đơn giản khác là mua gạo đóng trong túi hút chân không loại 1 kg, 2kg, 3 kg, 5 kg… ăn đến đâu mua đến đấy, vừa tiện lại vừa phòng tránh được mọt hay côn trùng tấn công.Ngoài ra, khi đi mua gạo hãy quan sát kỹ bằng cách lấy một nhúm gạo cho vào lòng bàn tay. Nếu gạo có màu đục có khả năng đã bị mọt tấn công (mọt thường làm biến đổi màu sắc của hạt gạo). Bạn cũng có thể bẻ một vài hạt gạo, nếu gạo không còn nguyên hạt mà bị rỗng ở bên trong thì có thể mọt đã đục rỗng gạo.Một lưu ý nữa là khi bảo quản hãy cho vào thùng có nắp đậy, nếu để trong bao tải nên bọc ngoài bằng một lớp túi nilon, lấy gạo xong lại buộc chặt lại để không khí ẩm không lọt vào bên trong. Gạo không bị ẩm sẽ tránh bị mọt xâm nhập.Mời độc giả xem video:Hàng loạt ngôi nhà bị sập do sạt lở ở Long An. Nguồn: VTV24.
Trong các thùng/ bao đựng gạo của nhiều gia đình thường xuất hiện những con bọ có màu nâu đen, kích thước khoảng 3 – 4 mm, đầu có vòi nhỏ. Đây thực chất là mọt gạo (Sitophilus oryzae).
Ở nước ta, mọt gạo có mặt ở khắp nơi, tuổi thọ của mọt gạo khá cao (8 tháng). Ngoải ra, mọt gạo có tốc độ sinh sản nhanh. Con cái đẻ 2-6 trứng mỗi ngày và số lượng trứng đẻ lên đến hơn 500 quả trong suốt cuộc đời. Mọt gạo đẻ trứng vào lỗ hạt gạo. Con sâu (ấu trùng mọt) nằm ở bên trong hạt gạo nên khi mua gạo chúng ta có thể không nhìn thấy.
Sự xuất hiện của mọt gạo làm giảm chất lượng dinh dưỡng và hương vị gạo. Vì vậy phải xử lý ngay lập tức.
Đơn giản nhất là đổ gạo ra một tấm nilon sau đó dàn mỏng gạo, con mọt sẽ bò ra phía ngoài, bạn chỉ cần gom chúng lại và đốt. Bạn cũng có thể dùng máy sấy tóc để “hun” mọt. Sức nóng của máy sấy tóc sẽ khiến mọt bò ra ngoài, bạn hãy gom lại để xử lý.
Hãy nhớ là đốt chứ không vứt vào thùng rác bởi mọt có thể bò từ thùng rác ra ngoài rồi chui lại vào thùng gạo.
Ngoài ra, bạn cần vệ sinh sạch sẽ thùng gạo bằng giấm hoặc rượu trước khi đổ mẻ gạo mới vào thùng.
Đặc biệt, các chuyên gia lưu ý, quan trọng nhất bạn cần phải tránh mua phải gạo có mọt. Tốt nhất khi mua bạn mua gạo mới (gạo cũ rất dễ nhiễm ấu trùng mọt). Việc kiểm tra gạo cũ, gạo mới không khó. Gạo mới có mùi thơm đặc trưng của gạo, nhấm thử thấy giòn; gạo cũ có màu xỉn, nhấm thử thấy hạt gạo “bục”.
Một cách đơn giản khác là mua gạo đóng trong túi hút chân không loại 1 kg, 2kg, 3 kg, 5 kg… ăn đến đâu mua đến đấy, vừa tiện lại vừa phòng tránh được mọt hay côn trùng tấn công.
Ngoài ra, khi đi mua gạo hãy quan sát kỹ bằng cách lấy một nhúm gạo cho vào lòng bàn tay. Nếu gạo có màu đục có khả năng đã bị mọt tấn công (mọt thường làm biến đổi màu sắc của hạt gạo). Bạn cũng có thể bẻ một vài hạt gạo, nếu gạo không còn nguyên hạt mà bị rỗng ở bên trong thì có thể mọt đã đục rỗng gạo.
Một lưu ý nữa là khi bảo quản hãy cho vào thùng có nắp đậy, nếu để trong bao tải nên bọc ngoài bằng một lớp túi nilon, lấy gạo xong lại buộc chặt lại để không khí ẩm không lọt vào bên trong. Gạo không bị ẩm sẽ tránh bị mọt xâm nhập.
Mời độc giả xem video:Hàng loạt ngôi nhà bị sập do sạt lở ở Long An. Nguồn: VTV24.