Sở dĩ được gọi là quả thần kỳ (trong tiếng Anh là miracle fruit hay miracle berry) bởi vì loài quả này một khi chín đỏ có khả năng làm cho các vị khác như chua cay, mặn đắng đều bị biến đổi thành vị ngọt ngào vô cùng dễ chịu. Ở Tây Phi nơi phát sinh loài, nó còn có tên địa phương là taami, asaa hoặc ledidi.Là một loài thực vật thân tiểu mộc, sau 10 năm sinh trưởng có thể cao 6m. Quả có màu xanh khi còn non, chuyển đỏ bóng khi chín và mau hỏng dù được bảo quản ở nhiệt độ thấp. Được phát hiện và mô tả lần đầu tiên bởi nhà thám hiểm người Pháp Des Marchais.Khi thám hiểm vùng tây châu Phi năm 1725, Des Marchais quan sát kỹ lưỡng và viết về tập tục kỳ lạ của thổ dân vùng này. Theo quan sát của ông, thức ăn của thổ dân khu vực này đều rất chua và không hề có đường. Tuy vậy, sau khi nhai một loại trái cây kỳ lạ màu đỏ thì vị chua lập tức trở thành vị ngọt.Tuy nhiên người đặt tên cho loài cây này không phải là Des Marchais mà lại là Tiến sĩ W.F. Daniel, người đã trực tiếp nghiên cứu về đặc tính của cây này và phát hiện ra rằng, thành phần chính của quả thần kỳ là miraculin. Ông đặt tên cho loài cây này là "cây thần kỳ" và định danh là Synsepalum dulcificum, họ hồng xiêm (Sapotaceae).Tính chất của miraculin, thành phần chính của quả thần kỳ hóa cay đắng thành ngọt ngào được miêu tả là một glycoprotein có khối lượng nguyên tử là 44.000 dalton với hai phân tử đường kết nối với 1 chuỗi protein gồm 191 axít amin. Miraculin cũng là một bazơ lưỡng tính tan trong nước, không tan trong dung môi hữu cơ, không bền trong môi trường axít hay bazơ mạnh. Trong dung dịch axít yếu và nhiệt độ 4°C, miraculin có thể bền trong khoảng một tháng.Cơ chế tác động của miraculin đối với các vị khác, biến chúng thành vị ngọt hiện nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Tuy nhiên có giả thuyết rằng, chất miraculin phản ứng với axít trên bề mặt gai vị giác của lưỡi sẽ biến các vị khác thành vị ngọt.Tuy nhiên, theo nhiều thông tin, tác dụng biến cay đắng thành ngọt ngào của quả thần kỳ chỉ có thể duy trì trong khoảng thời gian ngắn, khoảng một tiếng đồng hồ hoặc ít hơn nếu dùng lẫn với các đồ uống nóng.Dù không hề biết trong quả cây thần kỳ có chất miraculin nhưng thực sự thổ dân châu Phi đã biết dùng quả thần kỳ như một hợp chất tạo vị ngọt thiên nhiên từ hàng trăm năm nay và không có tác dụng phụ.Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng miraculin không tạo ra calori nên họ rất kỳ vọng nghiên cứu sâu sẽ cho ra một kết quả khả quan, có thể ứng dụng rộng rãi để điều trị cho các bệnh nhân cần sử dụng các chất tạo ngọt tổng hợp và tránh dùng saccaroza như bệnh tiểu đường, bệnh béo phì…Cận cảnh quả thần kỳ chín đỏ bóng trên cây.
Sở dĩ được gọi là quả thần kỳ (trong tiếng Anh là miracle fruit hay miracle berry) bởi vì loài quả này một khi chín đỏ có khả năng làm cho các vị khác như chua cay, mặn đắng đều bị biến đổi thành vị ngọt ngào vô cùng dễ chịu. Ở Tây Phi nơi phát sinh loài, nó còn có tên địa phương là taami, asaa hoặc ledidi.
Là một loài thực vật thân tiểu mộc, sau 10 năm sinh trưởng có thể cao 6m. Quả có màu xanh khi còn non, chuyển đỏ bóng khi chín và mau hỏng dù được bảo quản ở nhiệt độ thấp. Được phát hiện và mô tả lần đầu tiên bởi nhà thám hiểm người Pháp Des Marchais.
Khi thám hiểm vùng tây châu Phi năm 1725, Des Marchais quan sát kỹ lưỡng và viết về tập tục kỳ lạ của thổ dân vùng này. Theo quan sát của ông, thức ăn của thổ dân khu vực này đều rất chua và không hề có đường. Tuy vậy, sau khi nhai một loại trái cây kỳ lạ màu đỏ thì vị chua lập tức trở thành vị ngọt.
Tuy nhiên người đặt tên cho loài cây này không phải là Des Marchais mà lại là Tiến sĩ W.F. Daniel, người đã trực tiếp nghiên cứu về đặc tính của cây này và phát hiện ra rằng, thành phần chính của quả thần kỳ là miraculin. Ông đặt tên cho loài cây này là "cây thần kỳ" và định danh là Synsepalum dulcificum, họ hồng xiêm (Sapotaceae).
Tính chất của miraculin, thành phần chính của quả thần kỳ hóa cay đắng thành ngọt ngào được miêu tả là một glycoprotein có khối lượng nguyên tử là 44.000 dalton với hai phân tử đường kết nối với 1 chuỗi protein gồm 191 axít amin. Miraculin cũng là một bazơ lưỡng tính tan trong nước, không tan trong dung môi hữu cơ, không bền trong môi trường axít hay bazơ mạnh. Trong dung dịch axít yếu và nhiệt độ 4°C, miraculin có thể bền trong khoảng một tháng.
Cơ chế tác động của miraculin đối với các vị khác, biến chúng thành vị ngọt hiện nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Tuy nhiên có giả thuyết rằng, chất miraculin phản ứng với axít trên bề mặt gai vị giác của lưỡi sẽ biến các vị khác thành vị ngọt.
Tuy nhiên, theo nhiều thông tin, tác dụng biến cay đắng thành ngọt ngào của quả thần kỳ chỉ có thể duy trì trong khoảng thời gian ngắn, khoảng một tiếng đồng hồ hoặc ít hơn nếu dùng lẫn với các đồ uống nóng.
Dù không hề biết trong quả cây thần kỳ có chất miraculin nhưng thực sự thổ dân châu Phi đã biết dùng quả thần kỳ như một hợp chất tạo vị ngọt thiên nhiên từ hàng trăm năm nay và không có tác dụng phụ.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng miraculin không tạo ra calori nên họ rất kỳ vọng nghiên cứu sâu sẽ cho ra một kết quả khả quan, có thể ứng dụng rộng rãi để điều trị cho các bệnh nhân cần sử dụng các chất tạo ngọt tổng hợp và tránh dùng saccaroza như bệnh tiểu đường, bệnh béo phì…
Cận cảnh quả thần kỳ chín đỏ bóng trên cây.