Theo khảo sát ban đầu, hệ thống hang động núi lửa này có chiều dài khoảng 25km, chạy dọc theo sông Sêrêpôk với trên 100 hang động lớn nhỏ khác nhau. “Quần thể” mới phát hiện ở huyện Krông Nô, Đăk Nông có hang núi lửa dài nhất Đông Nam Á. Đây là quần thể hang núi lửa đầu tiên được phát hiện và có các số liệu chi tiết. Ảnh: Miệng núi lửa Chư Pluk, buôn Choah, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông. Bước đầu, các nhà khoa học và nhà nghiên cứu đã tiến hành đo đạc được 3 hang, trong đó có hang dài nhất là trên 1000m, chiều rộng có đoạn khoảng trên 20m. Vùng đá bazan ở Tây nguyên là kết quả của hoạt động phun trào từ hàng triệu năm trước hình thành. Trong quá trình phun trào, các dòng nham thạch chảy xoắn đã tạo ra các hang động núi lửa có đặc thù riêng. Trong hang có nhiều chỗ rộng tới hàng nghìn mét vuông và được các nhà khoa học Nhật Bản đánh giá là hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á. Tất cả hang đều nằm sâu trong lòng đất. Theo đánh giá của các nhà khoa học thì hệ thống hang động núi lửa trên thế giới không phải là hiếm gặp, song chủ yếu là hệ thống hang thẳng, không rẽ nhánh, còn hệ thống hang động núi lửa tại Đăk Nông lại được rẽ thành nhiều nhánh, đó là điểm đặc biệt cơ bản. Kết quả nghiên cứu với 3 hang đầu tiên cho thấy trong hang có một số loài sinh vật như rắn đang sinh sống. Riêng dấu vết của con người vào đây và để lại thì các nhà khoa học chưa tìm thấy. Những hang động rộng hàng nghìn mét với cấu trúc độc đáo, dòng dung nham phun ngược tạo nên một cảnh quan kỳ vỹ. Dọc chiều dài của hang động có nhiều hốc sụt, cấu tạo đặc trưng quá trình phun trào dung nham, các di tích thực vật cách đây hàng triệu năm. Một hang động tại khu vực thác Gia Long, Đray Sáp liên thông đến miệng núi lửa ở buôn Choah cách đó trên 10km. Các mảng kiến tạo phía bên trong hang động.Bên trong hang động. Cùng với hệ thống thác nước và rừng cảnh quan, hệ thống hang động mới phát hiện sẽ góp phần vào việc thúc đẩy phát triển du lịch tại địa phương trong tương lai. (Nguồn ảnh: VTV1, báo Đắk Nông, Tuổi Trẻ, ĐSPL, Tiền Phong…).
Theo khảo sát ban đầu, hệ thống hang động núi lửa này có chiều dài khoảng 25km, chạy dọc theo sông Sêrêpôk với trên 100 hang động lớn nhỏ khác nhau.
“Quần thể” mới phát hiện ở huyện Krông Nô, Đăk Nông có hang núi lửa dài nhất Đông Nam Á. Đây là quần thể hang núi lửa đầu tiên được phát hiện và có các số liệu chi tiết. Ảnh: Miệng núi lửa Chư Pluk, buôn Choah, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông.
Bước đầu, các nhà khoa học và nhà nghiên cứu đã tiến hành đo đạc được 3 hang, trong đó có hang dài nhất là trên 1000m, chiều rộng có đoạn khoảng trên 20m.
Vùng đá bazan ở Tây nguyên là kết quả của hoạt động phun trào từ hàng triệu năm trước hình thành. Trong quá trình phun trào, các dòng nham thạch chảy xoắn đã tạo ra các hang động núi lửa có đặc thù riêng.
Trong hang có nhiều chỗ rộng tới hàng nghìn mét vuông và được các nhà khoa học Nhật Bản đánh giá là hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á. Tất cả hang đều nằm sâu trong lòng đất.
Theo đánh giá của các nhà khoa học thì hệ thống hang động núi lửa trên thế giới không phải là hiếm gặp, song chủ yếu là hệ thống hang thẳng, không rẽ nhánh, còn hệ thống hang động núi lửa tại Đăk Nông lại được rẽ thành nhiều nhánh, đó là điểm đặc biệt cơ bản.
Kết quả nghiên cứu với 3 hang đầu tiên cho thấy trong hang có một số loài sinh vật như rắn đang sinh sống. Riêng dấu vết của con người vào đây và để lại thì các nhà khoa học chưa tìm thấy.
Những hang động rộng hàng nghìn mét với cấu trúc độc đáo, dòng dung nham phun ngược tạo nên một cảnh quan kỳ vỹ.
Dọc chiều dài của hang động có nhiều hốc sụt, cấu tạo đặc trưng quá trình phun trào dung nham, các di tích thực vật cách đây hàng triệu năm.
Một hang động tại khu vực thác Gia Long, Đray Sáp liên thông đến miệng núi lửa ở buôn Choah cách đó trên 10km.
Các mảng kiến tạo phía bên trong hang động.
Bên trong hang động.
Cùng với hệ thống thác nước và rừng cảnh quan, hệ thống hang động mới phát hiện sẽ góp phần vào việc thúc đẩy phát triển du lịch tại địa phương trong tương lai. (Nguồn ảnh: VTV1, báo Đắk Nông, Tuổi Trẻ, ĐSPL, Tiền Phong…).