Vài tháng trở lại đây, câu chuyện rắn lục đuôi đỏ xuất hiện ồ ạt, bất thường ở nhiều tỉnh miền Trung như Nghệ An, Thanh Hóa, Đà Nẵng… đã và vẫn đang thành chủ đề nóng, khiến cho nhà nhà lo lắng. Theo thống kê, người dân liên tục bị rắn lục đuôi đỏ cắn phải nhập viện, con số lên tới gần trăm ca ở mỗi tỉnh. Để ứng phó, cơ quan chức năng, người dân đều phải nghĩ ra mọi cách để rắn lục đuôi đỏ bị tiêu diệt. Xét theo khía cạnh khoa học, việc rắn lục đuôi đỏ xuất hiện bất thường như thế này là dấu hiệu cảnh báo của tình trạng biến đổi khí hậu đáng lo ngại đang diễn tiến ngày một rõ ràng. Thực tế, rắn là loài động vật ưa không khí nóng, ẩm, đặc biệt sẽ càng sinh sản tốt trong điều kiện khí hậu thuận lợi. Nhiệt độ nền của các tỉnh nước ta đang có xu hướng ấm lên trong mùa đông vì biến đổi khí hậu. Nguyên nhân đáng lưu ý khác là do rắn thường sống ở những khu vực rừng núi, hoặc nơi có nhiều cây cối rậm rạp. Nhưng hiện nay rừng đã bị con người tàn phá nghiêm trọng, gần như là “nhà hoang”. Cây cối ở các khu vực thì bị dọn dẹp để xây đường, xây nhà. Ngoài ra, nguồn thức ăn dành cho loài rắn cũng ngày càng cạn kiệt. Dân số những loài như chuột, ếch, nhái, côn trùng… giảm mạnh do mất môi trường sống, kéo theo đời sống nghèo nàn của rắn. Nguồn thức ăn tự nhiên cạn kiệt, nhu cầu ăn uống của rắn thì tăng cao, đó cũng là lý do rắn tìm đến các khu dân cư. Sự cân bằng tự nhiên của động vật cũng bị đảo lộn do con người. Những loài như cầy mongoose, cáo, nhím, lửng mật ong, chim ưng… vốn là kẻ thù tự nhiên của rắn, ăn thịt rắn độc, nhưng lại chết dưới sự săn bắt của con người để làm mồi nhậu. So với các loài rắn khác, quá trình mang thai của rắn lục đuôi đỏ cũng rất nhanh, chỉ kéo dài khoảng 2 tháng, sau đó sinh con. Số lượng mỗi lứa đẻ của rắn lục đuôi đỏ cũng rất cao, từ 7 đến 16 rắn con, mới ra đời nhưng phát triển rất khỏe, có đặc điểm giống hệt rắn trưởng thành. Vì vậy, sẽ không mất nhiều thời gian để dân số của rắn lục đuôi đỏ được nhân lên nhiều lần.
Vài tháng trở lại đây, câu chuyện rắn lục đuôi đỏ xuất hiện ồ ạt, bất thường ở nhiều tỉnh miền Trung như Nghệ An, Thanh Hóa, Đà Nẵng… đã và vẫn đang thành chủ đề nóng, khiến cho nhà nhà lo lắng.
Theo thống kê, người dân liên tục bị rắn lục đuôi đỏ cắn phải nhập viện, con số lên tới gần trăm ca ở mỗi tỉnh. Để ứng phó, cơ quan chức năng, người dân đều phải nghĩ ra mọi cách để rắn lục đuôi đỏ bị tiêu diệt.
Xét theo khía cạnh khoa học, việc rắn lục đuôi đỏ xuất hiện bất thường như thế này là dấu hiệu cảnh báo của tình trạng biến đổi khí hậu đáng lo ngại đang diễn tiến ngày một rõ ràng.
Thực tế, rắn là loài động vật ưa không khí nóng, ẩm, đặc biệt sẽ càng sinh sản tốt trong điều kiện khí hậu thuận lợi. Nhiệt độ nền của các tỉnh nước ta đang có xu hướng ấm lên trong mùa đông vì biến đổi khí hậu.
Nguyên nhân đáng lưu ý khác là do rắn thường sống ở những khu vực rừng núi, hoặc nơi có nhiều cây cối rậm rạp. Nhưng hiện nay rừng đã bị con người tàn phá nghiêm trọng, gần như là “nhà hoang”. Cây cối ở các khu vực thì bị dọn dẹp để xây đường, xây nhà.
Ngoài ra, nguồn thức ăn dành cho loài rắn cũng ngày càng cạn kiệt. Dân số những loài như chuột, ếch, nhái, côn trùng… giảm mạnh do mất môi trường sống, kéo theo đời sống nghèo nàn của rắn.
Nguồn thức ăn tự nhiên cạn kiệt, nhu cầu ăn uống của rắn thì tăng cao, đó cũng là lý do rắn tìm đến các khu dân cư.
Sự cân bằng tự nhiên của động vật cũng bị đảo lộn do con người. Những loài như cầy mongoose, cáo, nhím, lửng mật ong, chim ưng… vốn là kẻ thù tự nhiên của rắn, ăn thịt rắn độc, nhưng lại chết dưới sự săn bắt của con người để làm mồi nhậu.
So với các loài rắn khác, quá trình mang thai của rắn lục đuôi đỏ cũng rất nhanh, chỉ kéo dài khoảng 2 tháng, sau đó sinh con.
Số lượng mỗi lứa đẻ của rắn lục đuôi đỏ cũng rất cao, từ 7 đến 16 rắn con, mới ra đời nhưng phát triển rất khỏe, có đặc điểm giống hệt rắn trưởng thành.
Vì vậy, sẽ không mất nhiều thời gian để dân số của rắn lục đuôi đỏ được nhân lên nhiều lần.