Sinh vật cổ đại có ngoại hình khủng khiếp, cùng bộ hàm gồm hàng trăm răng kim “tua tủa”. Loài bò sát kỳ quái này có tên Atopodentatus Unicus, sống trong kỷ Triat, vào giữa khoảng 240 triệu năm trước, là một chi và loài mới. Atopodentatus Unicus thuộc nhóm bò sát dưới nước, có nguồn gốc tổ tiên từ vùng đất liền, loài này phát triển mạnh mẽ trong đại Mezozoi (đại Trung sinh) trước khi bị tuyệt chủng vào cuối đại này. Chiều dài của loài bò sát này khá ấn tượng, từ mõm cho đến đuôi của nó, sinh vật dài khoảng 3m. Quái thú nhiều răng này có hàm răng được sắp xếp thành 35 bộ theo mô hình chiều dọc ở trung tâm hàm trên, giống như hở hàm ếch. Nếu chỉ nhìn ngoài, nhiều người lầm tưởng đây là một sát thủ với hàm răng sắc nhọn. Thực chất, bộ hàm của loài bò sát này quá mỏng và giòn nên nó không thể tấn công và tiêu thụ những con mồi lớn. Hàm răng quái đản của loài này được cho là dùng để lọc con mồi là các loài sâu biển và các sinh vật nhỏ dưới đáy đại dương.
Sinh vật cổ đại có ngoại hình khủng khiếp, cùng bộ hàm gồm hàng trăm răng kim “tua tủa”.
Loài bò sát kỳ quái này có tên Atopodentatus Unicus, sống trong kỷ Triat, vào giữa khoảng 240 triệu năm trước, là một chi và loài mới.
Atopodentatus Unicus thuộc nhóm bò sát dưới nước, có nguồn gốc tổ tiên từ vùng đất liền, loài này phát triển mạnh mẽ trong đại Mezozoi (đại Trung sinh) trước khi bị tuyệt chủng vào cuối đại này.
Chiều dài của loài bò sát này khá ấn tượng, từ mõm cho đến đuôi của nó, sinh vật dài khoảng 3m.
Quái thú nhiều răng này có hàm răng được sắp xếp thành 35 bộ theo mô hình chiều dọc ở trung tâm hàm trên, giống như hở hàm ếch.
Nếu chỉ nhìn ngoài, nhiều người lầm tưởng đây là một sát thủ với hàm răng sắc nhọn. Thực chất, bộ hàm của loài bò sát này quá mỏng và giòn nên nó không thể tấn công và tiêu thụ những con mồi lớn.
Hàm răng quái đản của loài này được cho là dùng để lọc con mồi là các loài sâu biển và các sinh vật nhỏ dưới đáy đại dương.