Cây lục bình còn gọi là bèo tây, lộc bình, hay bèo Nhật Bản. Loài cây này có xuất xứ từ châu Mỹ và được du nhập vào Việt Nam vào khoảng năm 1905. (Nguồn Vidanvn)Lục bình có lá hình tròn, nhẵn, màu xanh. Cuống lá nở phình ra như bong bóng xốp ruột giúp cây bèo nổi trên mặt nước. Hoa lục bình có màu tím nhạt khá đẹp. (Nguồn Chohoaonline)Lục bình có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, rất dễ trồng và chăm sóc. Cây mọc hoang dại nhiều chủ yếu là ở sông nước miền Nam. (Nguồn Photobucket)Lục bình thường được trồng nhiều trong ao hồ, trong các bể cá trang trí, tạo cảnh quan cho các hồ sinh thái hay trồng kết hợp với các loài sen, súng trong các tiểu cảnh nước, tiểu cảnh sân vườn. (Nguồn Tuongxanh)Lục bình còn là nguồn thức ăn để nuôi cá, nuôi heo, trâu, bò. Bên cạnh đó, nó còn được dùng để ủ nấm rơm hay làm phân chuồng. (Nguồn Thatsonchaudoc)Lục bình còn được người Việt Nam dùng làm rau ăn. Ngó lục bình có thể đem xào như xào ngó sen. Đọt non và cuống lá nấu canh tép, cá lóc, tôm khô trong khi hoa có thể luộc hoặc xào thịt heo hay lòng heo. (Nguồn Tamtay)Thân lục bình được phơi khô, bện thành dây, thành thừng để tạo nên các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đẹp mắt như chiếu, bàn ghế, giỏ… (Nguồn Pinimg)Lục bình còn có tác dụng khử trừ ô nhiễm môi trường do nó có khả năng hấp thụ những kim loại nặng như chì, thủy ngân. Ngoài ra, nó còn có tác dụng chữa sưng tấy hoặc viêm da ở con người. (Nguồn Vcmedia)
Cây lục bình còn gọi là bèo tây, lộc bình, hay bèo Nhật Bản. Loài cây này có xuất xứ từ châu Mỹ và được du nhập vào Việt Nam vào khoảng năm 1905. (Nguồn Vidanvn)
Lục bình có lá hình tròn, nhẵn, màu xanh. Cuống lá nở phình ra như bong bóng xốp ruột giúp cây bèo nổi trên mặt nước. Hoa lục bình có màu tím nhạt khá đẹp. (Nguồn Chohoaonline)
Lục bình có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, rất dễ trồng và chăm sóc. Cây mọc hoang dại nhiều chủ yếu là ở sông nước miền Nam. (Nguồn Photobucket)
Lục bình thường được trồng nhiều trong ao hồ, trong các bể cá trang trí, tạo cảnh quan cho các hồ sinh thái hay trồng kết hợp với các loài sen, súng trong các tiểu cảnh nước, tiểu cảnh sân vườn. (Nguồn Tuongxanh)
Lục bình còn là nguồn thức ăn để nuôi cá, nuôi heo, trâu, bò. Bên cạnh đó, nó còn được dùng để ủ nấm rơm hay làm phân chuồng. (Nguồn Thatsonchaudoc)
Lục bình còn được người Việt Nam dùng làm rau ăn. Ngó lục bình có thể đem xào như xào ngó sen. Đọt non và cuống lá nấu canh tép, cá lóc, tôm khô trong khi hoa có thể luộc hoặc xào thịt heo hay lòng heo. (Nguồn Tamtay)
Thân lục bình được phơi khô, bện thành dây, thành thừng để tạo nên các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đẹp mắt như chiếu, bàn ghế, giỏ… (Nguồn Pinimg)
Lục bình còn có tác dụng khử trừ ô nhiễm môi trường do nó có khả năng hấp thụ những kim loại nặng như chì, thủy ngân. Ngoài ra, nó còn có tác dụng chữa sưng tấy hoặc viêm da ở con người. (Nguồn Vcmedia)