Đối với người Hy Lạp cổ đại, loài cá voi không phải là một loài động vật thú vị mà là một loài quái vật biển đáng sợ.Người họ hàng hiện còn sống gần gũi nhất của cá voi là hà mã. Tuy hầu hết các loài cá voi ngày nay đều là động vật ăn thịt nhưng thực chất, tổ tiên của chúng lại không như thế mà là một loài thuộc bộ có guốc.Cá voi được chia làm 2 loại chính: loại có răng và loại có tấm sừng hàm. Cá nhà táng là loài chỉ có ở hàm dưới nên không thể cắn con mồi mà phải dựa vào cơ chế lực hút cực mạnh trong khoang miệng để hút con mồi vào miệng và nuốt chửng.Tấm sừng hàm của cá voi thực chất không phải là một loại răng tiến hóa. Tấm sừng hàm được hình thành từ keratin giống như tóc và móng tay của chúng ta.Một số loài cá voi có thể mở rộng cổ họng như một con bồ nông để biến hàm dưới thành một cái bát cực lớn. Điều này giúp chúng có thể nuốt một khối lượng lớn nước biển và lọc các động vật nhỏ trong đó làm thức ăn, đáp ứng đủ nhu cầu cho cơ thể to lớn của chúng.Trong thế giới cá heo, một số loài có màu vàng hoe, một số loài lại có màu đen nhưng điểm độc đáo hơn chính là những vết sọc trên cơ thể chúng. Nhiều loài cá voi sử dụng sự tương phản màu sắc trên cơ thể để hóa trang đánh lừa con mồi một cách ngoạn mục.Tuy sở hữu thân hình vô cùng to lớn nhưng cá voi không cần ăn uống liên tục. Chúng thường ăn khi ở trong vùng nước lạnh gần các cực, sau đó di chuyển đến vùng gần đường xích đạo để giao phối và không ăn gì. Thời gian nhịn ăn của chúng có thể kéo dài khoảng nửa năm.Mặc dù không có chân nhưng cá voi vẫn có xương chậu nhưng đã bị tiêu biến trở thành hai đốt xương nhỏ, không gắn liền với cột sống nhưng vẫn có chức năng hỗ trợ cho cơ bụng.Mỡ cá voi có thể khiến cho chủ nhân của nó nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Để giải quyết vấn đề này, bộ xương của chúng nặng hơn hẳn so với động vật trên đất liền. Ngoài ra, chúng còn có một túi khi dự trữ để điều chỉnh vị trí của cơ thể trong nước.Trong số hai loài được phân chia, cá voi có răng có thể tạo ra âm thanh cao tần còn cá voi có tấm sừng hàm thì tạo ra âm thanh tần số thấp.Cá voi con được sinh ra với cái đầu lớn cùng bộ não khá phức tạp. Điều này lý giải cho sự thông minh của chúng. Ngoài ra, chúng còn có cách sống hết sức tình cảm.
Đối với người Hy Lạp cổ đại, loài cá voi không phải là một loài động vật thú vị mà là một loài quái vật biển đáng sợ.
Người họ hàng hiện còn sống gần gũi nhất của cá voi là hà mã. Tuy hầu hết các loài cá voi ngày nay đều là động vật ăn thịt nhưng thực chất, tổ tiên của chúng lại không như thế mà là một loài thuộc bộ có guốc.
Cá voi được chia làm 2 loại chính: loại có răng và loại có tấm sừng hàm. Cá nhà táng là loài chỉ có ở hàm dưới nên không thể cắn con mồi mà phải dựa vào cơ chế lực hút cực mạnh trong khoang miệng để hút con mồi vào miệng và nuốt chửng.
Tấm sừng hàm của cá voi thực chất không phải là một loại răng tiến hóa. Tấm sừng hàm được hình thành từ keratin giống như tóc và móng tay của chúng ta.
Một số loài cá voi có thể mở rộng cổ họng như một con bồ nông để biến hàm dưới thành một cái bát cực lớn. Điều này giúp chúng có thể nuốt một khối lượng lớn nước biển và lọc các động vật nhỏ trong đó làm thức ăn, đáp ứng đủ nhu cầu cho cơ thể to lớn của chúng.
Trong thế giới cá heo, một số loài có màu vàng hoe, một số loài lại có màu đen nhưng điểm độc đáo hơn chính là những vết sọc trên cơ thể chúng. Nhiều loài cá voi sử dụng sự tương phản màu sắc trên cơ thể để hóa trang đánh lừa con mồi một cách ngoạn mục.
Tuy sở hữu thân hình vô cùng to lớn nhưng cá voi không cần ăn uống liên tục. Chúng thường ăn khi ở trong vùng nước lạnh gần các cực, sau đó di chuyển đến vùng gần đường xích đạo để giao phối và không ăn gì. Thời gian nhịn ăn của chúng có thể kéo dài khoảng nửa năm.
Mặc dù không có chân nhưng cá voi vẫn có xương chậu nhưng đã bị tiêu biến trở thành hai đốt xương nhỏ, không gắn liền với cột sống nhưng vẫn có chức năng hỗ trợ cho cơ bụng.
Mỡ cá voi có thể khiến cho chủ nhân của nó nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Để giải quyết vấn đề này, bộ xương của chúng nặng hơn hẳn so với động vật trên đất liền. Ngoài ra, chúng còn có một túi khi dự trữ để điều chỉnh vị trí của cơ thể trong nước.
Trong số hai loài được phân chia, cá voi có răng có thể tạo ra âm thanh cao tần còn cá voi có tấm sừng hàm thì tạo ra âm thanh tần số thấp.
Cá voi con được sinh ra với cái đầu lớn cùng bộ não khá phức tạp. Điều này lý giải cho sự thông minh của chúng. Ngoài ra, chúng còn có cách sống hết sức tình cảm.