Cây trinh nữ có khả năng ghi nhớ siêu việt. Các nhà khoa học đã kiểm tra trí nhớ ngắn hạn và dài hạn của cây trinh nữ, bằng cách nhỏ giọt nước lặp đi lặp lại lên cây để xem phản ứng. Cây đã ngừng co cụm lá khi biết được rằng, nước không đe dọa tính mạng của chúng. Cây tai voi (Caladium steudneriifolium) biết giả vờ bị bệnh. Để tránh kẻ thù là các loài sâu bướm đêm, cây tai voi giả vờ mắc bệnh bằng cách điểm nhiều đốm trắng trên khắp bề mặt lá, trông giống như vết tích để lại sau khi bị sâu ăn. Cây ngô biết cách truyền tin cho nhau. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những cây ngô mà gốc, rễ bị ngập nước phát ra lặp lại nhiều lần những âm thanh tựa như tiếng răng rắc có tần số lên đến 220 Hertz. Nhờ các tín hiệu đó, chúng đẩy nhanh quá trình ra hoa, kết trái, trái chín, tăng trưởng gốc, thân cây. Cây ngải đắng (Artemisia tridentata) biết cách phát tín hiệu cảnh báo. Để báo tin cho những cái cây khác tránh động vật ăn cỏ hoặc các loài côn trùng phá hoại, lá của cây ngải đắng phát đi một tín hiệu cảnh báo bằng một hợp chất hóa học vào không khí. Các cây nhận được tín hiệu sẽ phóng các hóa chất của nó để ngăn chặn côn trùng tấn công. Cây mù tạt biết lợi dụng côn trùng để diệt kẻ thù. Loài cây mù tạt (họ với rau cải) sản sinh một chất hóa học đặc biệt để thu hút những con ong bắp cày ký sinh tới gần để tiêu diệt các con sâu bướm có ý định ăn lá cây của nó, đổi lại ong cắp bày sẽ có sâu bướm ăn no nê.
Cây trinh nữ có khả năng ghi nhớ siêu việt. Các nhà khoa học đã kiểm tra trí nhớ ngắn hạn và dài hạn của cây trinh nữ, bằng cách nhỏ giọt nước lặp đi lặp lại lên cây để xem phản ứng. Cây đã ngừng co cụm lá khi biết được rằng, nước không đe dọa tính mạng của chúng.
Cây tai voi (Caladium steudneriifolium) biết giả vờ bị bệnh. Để tránh kẻ thù là các loài sâu bướm đêm, cây tai voi giả vờ mắc bệnh bằng cách điểm nhiều đốm trắng trên khắp bề mặt lá, trông giống như vết tích để lại sau khi bị sâu ăn.
Cây ngô biết cách truyền tin cho nhau. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những cây ngô mà gốc, rễ bị ngập nước phát ra lặp lại nhiều lần những âm thanh tựa như tiếng răng rắc có tần số lên đến 220 Hertz. Nhờ các tín hiệu đó, chúng đẩy nhanh quá trình ra hoa, kết trái, trái chín, tăng trưởng gốc, thân cây.
Cây ngải đắng (Artemisia tridentata) biết cách phát tín hiệu cảnh báo. Để báo tin cho những cái cây khác tránh động vật ăn cỏ hoặc các loài côn trùng phá hoại, lá của cây ngải đắng phát đi một tín hiệu cảnh báo bằng một hợp chất hóa học vào không khí. Các cây nhận được tín hiệu sẽ phóng các hóa chất của nó để ngăn chặn côn trùng tấn công.
Cây mù tạt biết lợi dụng côn trùng để diệt kẻ thù. Loài cây mù tạt (họ với rau cải) sản sinh một chất hóa học đặc biệt để thu hút những con ong bắp cày ký sinh tới gần để tiêu diệt các con sâu bướm có ý định ăn lá cây của nó, đổi lại ong cắp bày sẽ có sâu bướm ăn no nê.