Mới đây, việc một giám đốc doanh nghiệp giết thịt một loài chim quý hiếm khoe lên facebook gây phẫn nộ. Ban đầu, con chim được nhận định là chim hồng hoàng quý hiếm, nhưng chuyên gia bảo tồn động vật hoang dã cho hay, con chim bị chủ doanh nghiệp giết thịt, vặt lông và khoe trên mạng xã hội là Cao cát, cùng họ với Hồng hoàng (Phượng hoàng đất) có giá trị thấp hơn nhiều. Cao cát và Hồng hoàng là hai loài chim cùng họ nên có bề ngoài khá giống nhau, nhưng đặc trưng nổi bật nhất của Hồng hoàng là phần mũ mỏ màu vàng tươi.Đó cũng chính là "bảo bối" hấp dẫn bạn tình nhất Việt Nam của loài chim này. Chiếc mũ của chim hồng hoàng (Buceros bicornis)được gọi là mũ mỏ, trông có vẻ khá nặng nề. Thực ra nó rỗng ruột và rất nhẹ.Các nhà khoa học hiện chưa rõ hết công dụng của chiếc mũ này, nhưng nhận định nó có thể là công cụ để hấp dẫn bạn tình.Chiếc mũ tỏ ra khá tương xứng với cơ thể to lớn của hồng hoàng. Chiếc mỏ sừng của loài chim này được đánh giá có giá trị cao gấp 3 đến 5 lần giá trị của ngà voi. Loài chim này có thể dài tới 95-120 cm, sải cánh dài 1,5m và cân nặng 2-4 kg.Chim hồng hoàng còn có tên gọi là phượng hoàng đất hay tê điểu. Loài chim này một trong những loài chim mỏ sừng lớn với vẻ đẹp như trong huyền thoại. Hồng hoàng cũng là loài chim đẹp và rất đỏm dáng. Chim trống thường bôi một thứ chất nhờn màu vàng vào lông cánh và mỏ để làm chúng có màu vàng tươi.Thức ăn chủ yếu của hồng hoàng là các loại quả. Chúng cũng ăn cả các loài động vật nhỏ.Loài chim này thường sống theo các cặp một vợ một chồng trong đàn có số lượng hàng chục cá thể.Tại Việt Nam, chim hồng hoàng phân bố rải rác tai các khu rừng rậm trên cả 3 miền.Chúng được đánh giá là nguồn gen quý, có giá trị khoa học và thẩm mỹ.Đang tiếc rằng số lượng của chim hồng hoàng còn lại không nhiều trong thiên nhiên do bị săn bắt và mất môi trường sống. Ảnh: Internet.
Mời quý vị xem video: Chim cổ hồng hoàng được nuôi ở Hà Nội. Nguồn video: VTC14
Mới đây, việc một giám đốc doanh nghiệp giết thịt một loài chim quý hiếm khoe lên facebook gây phẫn nộ. Ban đầu, con chim được nhận định là chim hồng hoàng quý hiếm, nhưng chuyên gia bảo tồn động vật hoang dã cho hay, con chim bị chủ doanh nghiệp giết thịt, vặt lông và khoe trên mạng xã hội là Cao cát, cùng họ với Hồng hoàng (Phượng hoàng đất) có giá trị thấp hơn nhiều. Cao cát và Hồng hoàng là hai loài chim cùng họ nên có bề ngoài khá giống nhau, nhưng đặc trưng nổi bật nhất của Hồng hoàng là phần mũ mỏ màu vàng tươi.
Đó cũng chính là "bảo bối" hấp dẫn bạn tình nhất Việt Nam của loài chim này. Chiếc mũ của chim hồng hoàng (Buceros bicornis)được gọi là mũ mỏ, trông có vẻ khá nặng nề. Thực ra nó rỗng ruột và rất nhẹ.
Các nhà khoa học hiện chưa rõ hết công dụng của chiếc mũ này, nhưng nhận định nó có thể là công cụ để hấp dẫn bạn tình.
Chiếc mũ tỏ ra khá tương xứng với cơ thể to lớn của hồng hoàng. Chiếc mỏ sừng của loài chim này được đánh giá có giá trị cao gấp 3 đến 5 lần giá trị của ngà voi. Loài chim này có thể dài tới 95-120 cm, sải cánh dài 1,5m và cân nặng 2-4 kg.
Chim hồng hoàng còn có tên gọi là phượng hoàng đất hay tê điểu. Loài chim này một trong những loài chim mỏ sừng lớn với vẻ đẹp như trong huyền thoại. Hồng hoàng cũng là loài chim đẹp và rất đỏm dáng. Chim trống thường bôi một thứ chất nhờn màu vàng vào lông cánh và mỏ để làm chúng có màu vàng tươi.
Thức ăn chủ yếu của hồng hoàng là các loại quả. Chúng cũng ăn cả các loài động vật nhỏ.
Loài chim này thường sống theo các cặp một vợ một chồng trong đàn có số lượng hàng chục cá thể.
Tại Việt Nam, chim hồng hoàng phân bố rải rác tai các khu rừng rậm trên cả 3 miền.
Chúng được đánh giá là nguồn gen quý, có giá trị khoa học và thẩm mỹ.
Đang tiếc rằng số lượng của chim hồng hoàng còn lại không nhiều trong thiên nhiên do bị săn bắt và mất môi trường sống. Ảnh: Internet.
Mời quý vị xem video: Chim cổ hồng hoàng được nuôi ở Hà Nội. Nguồn video: VTC14