Các chuyên gia khuyến cáo việc nhìn chằm chằm vào các thiết bị như điện thoại di động và máy tính bảng là nguyên nhân gây căng thẳng không cần thiết lên mắt, gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Mới đây, một anh chàng người Trung Quốc suýt bị mù (do võng mạc bị đứt lìa) vì nhắn tin cho bạn gái trong nhiều giờ cả ngày và đêm bằng điện thoại, nhưng may mắn được phẫu thuật cấp cứu kịp thời, đây là một trong những tác hại kinh hoàng do việc dùng điện thoại quá độ. Võng mạc trên mắt người thực tế chỉ là một lớp thành mỏng ở phía sau mắt, rất nhạy cảm với ảnh sáng, võng mạc gửi thông tin đến não thông qua dây thần kinh thị giác. Chứng đứt lìa võng mạc xảy ra khi lớp thành mỏng phía sau mắt tách rời khỏi các mạch máu cung cấp oxy và chất dinh dưỡng. Chứng đứt lìa võng mạc thường chỉ xảy ra ở người trung niên từ 50 – 70 tuổi, nhưng do tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ, người dùng smartphone, máy tính bảng tăng cao, lại sử dụng quá độ nên ngày càng nhiều người trẻ mắc chứng bệnh này. Việc sử dụng điện thoại quá nhiều gây ra nhiều tác hại khôn lường, do đôi mắt của chúng ta tiến hóa cho việc quan sát 3 chiều nên khi nó phải tập trung quá mức, kéo căng mắt để tìm một hình ảnh 3D trên một màn hình 2D sát gần rất mệt mỏi. Theo thống kê, tỉ lệ cận tăng 35% ở người trẻ tuổi từ khi smartphone trình làng vào năm 1997. Dự đoán, tỉ lệ có thể tăng tới 50% trong 10 năm tới.
Các chuyên gia khuyến cáo việc nhìn chằm chằm vào các thiết bị như điện thoại di động và máy tính bảng là nguyên nhân gây căng thẳng không cần thiết lên mắt, gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng.
Mới đây, một anh chàng người Trung Quốc suýt bị mù (do võng mạc bị đứt lìa) vì nhắn tin cho bạn gái trong nhiều giờ cả ngày và đêm bằng điện thoại, nhưng may mắn được phẫu thuật cấp cứu kịp thời, đây là một trong những tác hại kinh hoàng do việc dùng điện thoại quá độ.
Võng mạc trên mắt người thực tế chỉ là một lớp thành mỏng ở phía sau mắt, rất nhạy cảm với ảnh sáng, võng mạc gửi thông tin đến não thông qua dây thần kinh thị giác.
Chứng đứt lìa võng mạc xảy ra khi lớp thành mỏng phía sau mắt tách rời khỏi các mạch máu cung cấp oxy và chất dinh dưỡng.
Chứng đứt lìa võng mạc thường chỉ xảy ra ở người trung niên từ 50 – 70 tuổi, nhưng do tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ, người dùng smartphone, máy tính bảng tăng cao, lại sử dụng quá độ nên ngày càng nhiều người trẻ mắc chứng bệnh này.
Việc sử dụng điện thoại quá nhiều gây ra nhiều tác hại khôn lường, do đôi mắt của chúng ta tiến hóa cho việc quan sát 3 chiều nên khi nó phải tập trung quá mức, kéo căng mắt để tìm một hình ảnh 3D trên một màn hình 2D sát gần rất mệt mỏi.
Theo thống kê, tỉ lệ cận tăng 35% ở người trẻ tuổi từ khi smartphone trình làng vào năm 1997. Dự đoán, tỉ lệ có thể tăng tới 50% trong 10 năm tới.