Dế bọc thép châu Phi (Acanthoplus discoidalis) là loài sinh vật kỳ lạ với những chiến thuật sinh tồn độc đáo. (Ảnh: Wikipedia)Sống ở các khu vực như Namibia, Botswana, Zimbabwe và Nam Phi, chúng được biết đến với thân dài 5 cm, có lớp giáp ngoài cứng cáp và gai nhọn sắc bén.(Ảnh: Tsammalex )Chúng sở hữu năng lực đặc biệt là khi bị tấn công, chúng có thể phun máu, tạo tiếng rít lớn và cắn kẻ thù.(Ảnh: Wikimedia Commons)Dù có nhiều tuyến phòng thủ, loài dế này vẫn phải đối mặt với mối đe dọa từ đồng loại. (Ảnh: Flickr)Khi phun máu để tự vệ, chúng trở thành mục tiêu dễ dàng cho những con dế khác đang thiếu protein và muối, dẫn đến tình trạng ăn thịt đồng loại. (Ảnh: iNaturalist)Vì vậy, chiến thuật phòng thủ cao cấp lại trở thành điểm yếu chí mạng của chúng.(Ảnh: Science Photo Library)Dế bọc thép được xem là loài gây hại ở châu Phi do chúng phá hoại mùa màng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các loại cây trồng như lúa miến, kê và bí ngô. (Ảnh: Shutterstock)Nông dân ở một số khu vực như Siavonga (Zambia) đã từng mất đến 100% mùa màng do sự tàn phá của loài côn trùng này.(Ảnh: Adobe Stock)Mời quý độc giả xem thêm video: Loài động vật mù giúp nghiên cứu chống ung thư.
Dế bọc thép châu Phi (Acanthoplus discoidalis) là loài sinh vật kỳ lạ với những chiến thuật sinh tồn độc đáo. (Ảnh: Wikipedia)
Sống ở các khu vực như Namibia, Botswana, Zimbabwe và Nam Phi, chúng được biết đến với thân dài 5 cm, có lớp giáp ngoài cứng cáp và gai nhọn sắc bén.(Ảnh: Tsammalex )
Chúng sở hữu năng lực đặc biệt là khi bị tấn công, chúng có thể phun máu, tạo tiếng rít lớn và cắn kẻ thù.(Ảnh: Wikimedia Commons)
Dù có nhiều tuyến phòng thủ, loài dế này vẫn phải đối mặt với mối đe dọa từ đồng loại. (Ảnh: Flickr)
Khi phun máu để tự vệ, chúng trở thành mục tiêu dễ dàng cho những con dế khác đang thiếu protein và muối, dẫn đến tình trạng ăn thịt đồng loại. (Ảnh: iNaturalist)
Vì vậy, chiến thuật phòng thủ cao cấp lại trở thành điểm yếu chí mạng của chúng.(Ảnh: Science Photo Library)
Dế bọc thép được xem là loài gây hại ở châu Phi do chúng phá hoại mùa màng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các loại cây trồng như lúa miến, kê và bí ngô. (Ảnh: Shutterstock)
Nông dân ở một số khu vực như Siavonga (Zambia) đã từng mất đến 100% mùa màng do sự tàn phá của loài côn trùng này.(Ảnh: Adobe Stock)
Mời quý độc giả xem thêm video: Loài động vật mù giúp nghiên cứu chống ung thư.