Loài sinh vật có khả năng tái sinh độc đáo đó là thủy tức, nó có thể tái sinh từ một bộ phận đã bị cắt đứt vì các tế bào gốc có khả năng nguyên phân để tạo nên cơ thể mới. Thủy tức (thủy tức nước ngọt) là một dạng động vật bậc thấp thuộc ngành ruột khoang sống ở các vùng nước ngọt như ao tù, hồ, đầm. Toàn thân thủy tức có hình trụ dài, cơ thể đối xứng tỏa tròn, phần dưới thân có đế để bám vào giá thể, phần trên là lỗ miệng, xung quanh có nhiều tua miệng tỏa ra rất dài, gấp nhiều lần chiều dài cơ thể và có khả năng co ngắn lại. Thủy tức đạt được khả năng bất tử bằng cách sinh sản theo phương thức đâm chồi thay vì giao phối. Mỗi con thủy tức chứa các tế bào gốc có khả năng nảy nở liên tục. Thủy tức có khoang ruột rõ ràng và phát triển phương cách tiêu hóa ngoại bào, cắt thức ăn thành các mảnh nhỏ trong ruột để thực hiện thực bào (tiêu hóa nội bào). Ruột của thủy tức chỉ có một đầu ra (vừa là miệng, vừa là hậu môn), khi ăn một thức ăn to, chúng phải tiêu hóa hết rồi phun ra những gì không tiêu hóa được thì mới ăn tiếp cái khác. Tua miệng thủy tức chứa nhiều tế bào gai có chức năng tự vệ và bắt mồi. Khi đói, thủy tức vươn dài đưa tua miệng khắp xung quanh. Khi chạm phải mồi (chẳng hạn rận nước) thì lập tức tế bào gai ở tua miệng phóng ra làm tê liệt con mồi. Vòi tua có gai dính con mồi đưa vào miệng Loài thủy tức nước ngọt không có bất kì dấu hiệu nào của lão hóa và dường như bất tử.
Loài sinh vật có khả năng tái sinh độc đáo đó là thủy tức, nó có thể tái sinh từ một bộ phận đã bị cắt đứt vì các tế bào gốc có khả năng nguyên phân để tạo nên cơ thể mới.
Thủy tức (thủy tức nước ngọt) là một dạng động vật bậc thấp thuộc ngành ruột khoang sống ở các vùng nước ngọt như ao tù, hồ, đầm.
Toàn thân thủy tức có hình trụ dài, cơ thể đối xứng tỏa tròn, phần dưới thân có đế để bám vào giá thể, phần trên là lỗ miệng, xung quanh có nhiều tua miệng tỏa ra rất dài, gấp nhiều lần chiều dài cơ thể và có khả năng co ngắn lại.
Thủy tức đạt được khả năng bất tử bằng cách sinh sản theo phương thức đâm chồi thay vì giao phối. Mỗi con thủy tức chứa các tế bào gốc có khả năng nảy nở liên tục.
Thủy tức có khoang ruột rõ ràng và phát triển phương cách tiêu hóa ngoại bào, cắt thức ăn thành các mảnh nhỏ trong ruột để thực hiện thực bào (tiêu hóa nội bào).
Ruột của thủy tức chỉ có một đầu ra (vừa là miệng, vừa là hậu môn), khi ăn một thức ăn to, chúng phải tiêu hóa hết rồi phun ra những gì không tiêu hóa được thì mới ăn tiếp cái khác.
Tua miệng thủy tức chứa nhiều tế bào gai có chức năng tự vệ và bắt mồi. Khi đói, thủy tức vươn dài đưa tua miệng khắp xung quanh. Khi chạm phải mồi (chẳng hạn rận nước) thì lập tức tế bào gai ở tua miệng phóng ra làm tê liệt con mồi. Vòi tua có gai dính con mồi đưa vào miệng
Loài thủy tức nước ngọt không có bất kì dấu hiệu nào của lão hóa và dường như bất tử.