Không chỉ đậu kín mặt đất, đàn kền kền đông đúc này còn bay vòng vòng trên bầu trời xám xịt. Những con chim đói kiên nhẫn chờ đợi bữa ăn của mình bởi đã nhiều lần chúng là một phần của nghi lễ này. Đó là một nghi lễ tôn giáo có tên “jhator” – hay nghi lễ chôn cất bầu trời của Tây Tạng. Nghi lễ jhator có 2 phiên bản. Ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, xác người chết đơn giản là bị bỏ lại giữa vùng hoang vu để tự phân hủy hoặc được những kẻ ăn thịt thối “dọn dẹp”. Cách thức thứ 2 lại phức tạp và tốn kém hơn một chút. Ban đầu, người chết được đặt trong tư thế ngồi tại nhà trong 3-5 ngày, quấn trong tấm vải trắng được các nhà sư tụng kinh bằng Sách Tử thư Tây Tạng. Thành viên gia đình cố gắng giữ không khí càng thanh tịnh càng tốt bởi họ tin rằng điều đó giúp làm an lòng người đã khuất. Rạng đông, tử thi được bò Tây Tạng đưa lên nơi an táng – thường là vị trí cao và xa khu dân cư. Các nhà sư đi phía trước tụng kinh, người thân đi theo sau và đập trống cầm tay. Đây là lần cuối cùng họ được gần gũi với người quá cố trước khi những con kền kền “an táng” họ. Khi đến nơi an táng, một thầy tu hoặc rogyapa (tạm dịch: người xử lý thi thể) đảm nhận nhiệm vụ tiếp theo trong khi người thân tránh đi nơi khác còn đám kền kền thì quanh quẩn chờ đợi bên cạnh. Sau khi tháo bỏ lớp vải niệm, người ta tiếp tục cầu kinh và đốt cây bách trong khi rogyapa thực hiện nhiệm vụ của mình. Người dân Tây Tạng coi kền kền Himalaya là hiện thân của dakini, hay thiên thần nên nhờ thiên thần thực hiện nốt nhiệm vụ còn lại. Họ tin rằng khi con người chết nghĩa là linh hồn đã rời bỏ thể xác nên những gì còn lại chỉ là một “con tàu bỏ hoang” cần xử lý.
Những người rogyapa dùng rìu, dao, búa thực hiện nhiệm vụ của mình, “ phân chia” thịt người cho đám kền kền đói.
Quá trình jhator phải đảm bảo rằng không có gì bị lãng phí. Tất nhiên, kền kền rất vui được hoàn thành nhiệm vụ đó. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ thứ gì còn sót lại, chúng được gom vào và đốt cháy trong khi cầu nguyện. Nghi lễ này có lẽ rùng rợn vượt quá sức tưởng tượng của nhiều người, nhưng đối với Phật tử Tây Tạng, đó là vấn đề tâm linh và cũng hết sức phù hợp với địa hình nơi đây – nơi hỏa táng vô cùng tốn kém còn địa tang thì gặp nhiều khó khăn do đất cứng. Những con kền kền ở đây không chỉ đông đúc mà còn rất to lớn, đến mức chúng có thể xử lý một tử thi người trong vòng nửa giờ đồng hồ. Phật giáo Tây Tạng từ bi đối với tất cả các sinh vật sống – kể cả kền kền. Theo truyền thuyết, Thích Ca Mâu Ni Phật đã từng cắt thịt của mình cho một con chim ưng đói giúp nó thoát khỏi cái chết. Kền kền được người Tây Tạng xem là loài vật thiêng liêng bởi chúng ăn xác chết thay vì săn bắt động vật nhỏ hơn. Đây là một phần lý do tại sao chúng được coi là dakini – thiên thần đưa linh hồn của người đã khuất về trời và đầu thai. Nghi lễ chôn cất bầu trời của người Tây Tạng đối mặt với sự phản đối gay gắt của chính quyền Trung Quốc. Không phải mọi người Tây Tạng đều được an táng theo nghi lễ jhator, mà thường chỉ dành cho phụ nữ mang thai, trẻ em, và các nạn nhân bệnh truyền nhiễm. Ở một số vùng Tây Tạng, nếu sống gần nước, người chết có thể được thủy táng – nghĩa là bị “xử lý” bởi một bầy cá thay vì kền kền. Không chỉ Tây Tạng, tín đồ đạo thờ lửa Zoroastrians của Ấn Độ và Iran, người Bollywood của Malabar Hill Mumbai cũng tiến hành nghi lễ chôn cất bầu trời. Tuy nhiên, do số lượng kền kền giảm, nghi lễ này cũng dần mất đi trong thành phố Ấn Độ. Dụng cụ sử dụng trong nghi lễ jhator của người Tây Tạng. Mặc dù bị chính quyền ngăn cấm nhưng những bãi chôn cất theo nghi lễ này lại trở nên có sức thu hút lớn đối với khách du lịch. Chính vì vậy, chúng ta mới có dịp chiêm ngưỡng những bức ảnh này.
Không chỉ đậu kín mặt đất, đàn kền kền đông đúc này còn bay vòng vòng trên bầu trời xám xịt. Những con chim đói kiên nhẫn chờ đợi bữa ăn của mình bởi đã nhiều lần chúng là một phần của nghi lễ này. Đó là một nghi lễ tôn giáo có tên “jhator” – hay nghi lễ chôn cất bầu trời của Tây Tạng.
Nghi lễ jhator có 2 phiên bản. Ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, xác người chết đơn giản là bị bỏ lại giữa vùng hoang vu để tự phân hủy hoặc được những kẻ ăn thịt thối “dọn dẹp”. Cách thức thứ 2 lại phức tạp và tốn kém hơn một chút.
Ban đầu, người chết được đặt trong tư thế ngồi tại nhà trong 3-5 ngày, quấn trong tấm vải trắng được các nhà sư tụng kinh bằng Sách Tử thư Tây Tạng. Thành viên gia đình cố gắng giữ không khí càng thanh tịnh càng tốt bởi họ tin rằng điều đó giúp làm an lòng người đã khuất.
Rạng đông, tử thi được bò Tây Tạng đưa lên nơi an táng – thường là vị trí cao và xa khu dân cư. Các nhà sư đi phía trước tụng kinh, người thân đi theo sau và đập trống cầm tay. Đây là lần cuối cùng họ được gần gũi với người quá cố trước khi những con kền kền “an táng” họ.
Khi đến nơi an táng, một thầy tu hoặc rogyapa (tạm dịch: người xử lý thi thể) đảm nhận nhiệm vụ tiếp theo trong khi người thân tránh đi nơi khác còn đám kền kền thì quanh quẩn chờ đợi bên cạnh.
Sau khi tháo bỏ lớp vải niệm, người ta tiếp tục cầu kinh và đốt cây bách trong khi rogyapa thực hiện nhiệm vụ của mình. Người dân Tây Tạng coi kền kền Himalaya là hiện thân của dakini, hay thiên thần nên nhờ thiên thần thực hiện nốt nhiệm vụ còn lại.
Họ tin rằng khi con người chết nghĩa là linh hồn đã rời bỏ thể xác nên những gì còn lại chỉ là một “con tàu bỏ hoang” cần xử lý.
Những người rogyapa dùng rìu, dao, búa thực hiện nhiệm vụ của mình, “ phân chia” thịt người cho đám kền kền đói.
Quá trình jhator phải đảm bảo rằng không có gì bị lãng phí. Tất nhiên, kền kền rất vui được hoàn thành nhiệm vụ đó. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ thứ gì còn sót lại, chúng được gom vào và đốt cháy trong khi cầu nguyện.
Nghi lễ này có lẽ rùng rợn vượt quá sức tưởng tượng của nhiều người, nhưng đối với Phật tử Tây Tạng, đó là vấn đề tâm linh và cũng hết sức phù hợp với địa hình nơi đây – nơi hỏa táng vô cùng tốn kém còn địa tang thì gặp nhiều khó khăn do đất cứng.
Những con kền kền ở đây không chỉ đông đúc mà còn rất to lớn, đến mức chúng có thể xử lý một tử thi người trong vòng nửa giờ đồng hồ.
Phật giáo Tây Tạng từ bi đối với tất cả các sinh vật sống – kể cả kền kền. Theo truyền thuyết, Thích Ca Mâu Ni Phật đã từng cắt thịt của mình cho một con chim ưng đói giúp nó thoát khỏi cái chết.
Kền kền được người Tây Tạng xem là loài vật thiêng liêng bởi chúng ăn xác chết thay vì săn bắt động vật nhỏ hơn. Đây là một phần lý do tại sao chúng được coi là dakini – thiên thần đưa linh hồn của người đã khuất về trời và đầu thai.
Nghi lễ chôn cất bầu trời của người Tây Tạng đối mặt với sự phản đối gay gắt của chính quyền Trung Quốc.
Không phải mọi người Tây Tạng đều được an táng theo nghi lễ jhator, mà thường chỉ dành cho phụ nữ mang thai, trẻ em, và các nạn nhân bệnh truyền nhiễm. Ở một số vùng Tây Tạng, nếu sống gần nước, người chết có thể được thủy táng – nghĩa là bị “xử lý” bởi một bầy cá thay vì kền kền.
Không chỉ Tây Tạng, tín đồ đạo thờ lửa Zoroastrians của Ấn Độ và Iran, người Bollywood của Malabar Hill Mumbai cũng tiến hành nghi lễ chôn cất bầu trời. Tuy nhiên, do số lượng kền kền giảm, nghi lễ này cũng dần mất đi trong thành phố Ấn Độ.
Dụng cụ sử dụng trong nghi lễ jhator của người Tây Tạng. Mặc dù bị chính quyền ngăn cấm nhưng những bãi chôn cất theo nghi lễ này lại trở nên có sức thu hút lớn đối với khách du lịch. Chính vì vậy, chúng ta mới có dịp chiêm ngưỡng những bức ảnh này.