Hồ xanh lớn, Belice. Được tìm thấy gần trung tâm bãi đá ngầm Lighthouse, một đảo san hô nhỏ nằm cách đường bờ biển và thành phố của quốc gia Belice khoảng 100km. Hồ nước sâu này có hình dạng tròn, hơn 300m chiều rộng và sâu hơn 125m, được hình thành như một hệ thống các hang động đá vôi trong kỉ băng hà cuối cùng, khi mực nước biển thấp hơn. Khi nước bắt đầu tăng trở lại, các hang động bị ngập và sụp đổ. Từ đó chúng ta có được hồ nước tuyệt đẹp này.Hồ lớn Kimberley, Nam Phi. Mỏ kim cương De Beers là một trong những mỏ giàu tài nguyên nhất thế giới. Do cơn sốt kim cương vào thế kỉ XIX, nơi này bắt đầu được khai thác vào năm 1871. Và hồ lớn với độ sâu khoảng 240m, chính là kết quả của cuộc khai quật ở khu vực này với sự tham gia của hơn 30.000 người.Hồ Morning Glory, bang Wyoming (Mỹ). Là một trong những hồ nước nóng quan trọng và đẹp nhất ở công viên quốc gia Yellowstone, gồm các mạch nước nóng thay đổi màu sắc ngoạn mục do những vi khuẩn nhỏ sống trong nước đổi màu theo nhiệt độ khác nhau của dòng nước.Mỏ kim cương Diavik, Canada. Diavik có thể được tìm thấy trên bản đồ nếu ta nhìn khoảng 300m về hướng bắc thành phố Yellowknife, Canada. 8 triệu carat kim cương đã được sản xuất ở mỏ này mỗi năm. Do vị trí xa và kích cỡ quá lớn mà Diavik có cả sân bay riêng cùng đường băng đủ lớn để chứa một chiếc Boeing 737.Cánh cổng Địa Ngục, Turkmenistan. Một miệng hố bốc cháy ngay giữa lòng sa mạc Karakum có tên gọi là Derweze hoặc Darvaza. Ánh sáng của nó có thể được nhìn thấy từ hàng trăm mét trong đêm. Những ngọn lửa “địa ngục” này thực chất là khí gas cháy trong lòng hố rộng 60m, sâu 20m này. Miệng hố khổng lồ là kết quả của một vụ tai nạn khi Liên Xô thăm dò khí đốt ở những năm 1950. Sau tai nạn, nó bị đốt cháy tuy nhiên ngọn lửa đó chưa bao giờ tắt.Glory Hole, Presa De Monticello, California. Thuộc đập nước Monticello, phía bắc California, đây là một trong những đập nước lớn nhất thế giới. Hố nước sâu này có hình dạng như một cái phễu, cho phép nước thoát ra khi đạt đến dung lượng nhất định. Do vận tốc nước thoát ra rất lớn, đạt mức 1.370 m³ /s, nên mọi hoạt động bơi lội gần khu vực này đều bị cấm. Thậm chí, chính phủ đã giăng phao xích qua hồ để làm nản lòng bất cứ thủy thủ hoặc người bơi lội qua đây.
Hồ xanh lớn, Belice. Được tìm thấy gần trung tâm bãi đá ngầm Lighthouse, một đảo san hô nhỏ nằm cách đường bờ biển và thành phố của quốc gia Belice khoảng 100km. Hồ nước sâu này có hình dạng tròn, hơn 300m chiều rộng và sâu hơn 125m, được hình thành như một hệ thống các hang động đá vôi trong kỉ băng hà cuối cùng, khi mực nước biển thấp hơn. Khi nước bắt đầu tăng trở lại, các hang động bị ngập và sụp đổ. Từ đó chúng ta có được hồ nước tuyệt đẹp này.
Hồ lớn Kimberley, Nam Phi. Mỏ kim cương De Beers là một trong những mỏ giàu tài nguyên nhất thế giới. Do cơn sốt kim cương vào thế kỉ XIX, nơi này bắt đầu được khai thác vào năm 1871. Và hồ lớn với độ sâu khoảng 240m, chính là kết quả của cuộc khai quật ở khu vực này với sự tham gia của hơn 30.000 người.
Hồ Morning Glory, bang Wyoming (Mỹ). Là một trong những hồ nước nóng quan trọng và đẹp nhất ở công viên quốc gia Yellowstone, gồm các mạch nước nóng thay đổi màu sắc ngoạn mục do những vi khuẩn nhỏ sống trong nước đổi màu theo nhiệt độ khác nhau của dòng nước.
Mỏ kim cương Diavik, Canada. Diavik có thể được tìm thấy trên bản đồ nếu ta nhìn khoảng 300m về hướng bắc thành phố Yellowknife, Canada. 8 triệu carat kim cương đã được sản xuất ở mỏ này mỗi năm. Do vị trí xa và kích cỡ quá lớn mà Diavik có cả sân bay riêng cùng đường băng đủ lớn để chứa một chiếc Boeing 737.
Cánh cổng Địa Ngục, Turkmenistan. Một miệng hố bốc cháy ngay giữa lòng sa mạc Karakum có tên gọi là Derweze hoặc Darvaza. Ánh sáng của nó có thể được nhìn thấy từ hàng trăm mét trong đêm. Những ngọn lửa “địa ngục” này thực chất là khí gas cháy trong lòng hố rộng 60m, sâu 20m này. Miệng hố khổng lồ là kết quả của một vụ tai nạn khi Liên Xô thăm dò khí đốt ở những năm 1950. Sau tai nạn, nó bị đốt cháy tuy nhiên ngọn lửa đó chưa bao giờ tắt.
Glory Hole, Presa De Monticello, California. Thuộc đập nước Monticello, phía bắc California, đây là một trong những đập nước lớn nhất thế giới. Hố nước sâu này có hình dạng như một cái phễu, cho phép nước thoát ra khi đạt đến dung lượng nhất định. Do vận tốc nước thoát ra rất lớn, đạt mức 1.370 m³ /s, nên mọi hoạt động bơi lội gần khu vực này đều bị cấm. Thậm chí, chính phủ đã giăng phao xích qua hồ để làm nản lòng bất cứ thủy thủ hoặc người bơi lội qua đây.