IJsseloog hay còn gọi là “Eye of Ijssel” là một hố tròn khổng lồ nằm giữa hồ Ketelmeer cửa sông IJssel, tỉnh Flevoland, Hà Lan. Hồ nước thải này rộng tới 1km, sâu 45m và hoạt động với chức năng là một bể chứa bùn bị ô nhiễm được nạo vét từ đáy hồ.Từ năm 1950-1990, hồ Ketelmeer bị ô nhiễm nặng do nước thải công nghiệp độc hại từ các công ty trên thượng nguồn. Các lớp trầm tích bị ô nhiễm lắng xuống đáy Ketelmeer tạo thành một lớp bùn dày bị ô nhiễm.Chính phủ lo ngại các chất gây ô nhiễm (như cadmium, nickel, chì, asen, thủy ngân) có thể làm ô nhiễm cả nguồn nước ngầm hoặc lan đến các hồ nước ngọt thông nhau của IJsselmeer - hồ nước ngọt lớn nhất của Hà Lan.Chính vì vậy, đến năm 1994, người ta quyết định loại bỏ các lớp trầm tích bị ô nhiễm từ lòng hồ. Tuy nhiên, để đảm bảo không ảnh hưởng tới nông nghiệp hay dân chúng, một phương pháp rất sáng tạo đã được đưa ra – đó là xây dựng hồ chứa chất thải ngay giữa hồ Ketelmeer.IJsseloog được xây dựng từ năm 1996 đến năm 1999 với khả năng chứa tới 20 triệu mét khối bùn và có kè cao 10 mét bao quanh. Hơn nữa, để ngăn chặn rò rỉ, các tầng của hồ nước thải được bịt kín bằng đất sét và mực nước bên trong luôn được giữ ở mức dưới mực nước của hồ bên ngoài.Một hòn đảo cũng được xây dựng xung quanh hố nước thải với nhiệm vụ tách các chất ô nhiễm từ cát nạo vét và than bùn. Cát sạch sẽ được sử dụng để xây dựng tại các địa điểm khác.Bên ngoài hồ thải IJsseloog, cây cối mọc um tùm chỉ trong 15 năm. Các hoạt động nạo vét bắt đầu vào năm 2000 và dự kiến mất khoảng 20 năm để mới có thể lấy lại được sự trong lành của hồ Ketelmeer.Khi đầy, hồ nước thải sẽ được bịt kín bằng lớp đất sét và cát, còn đảo xung quanh sẽ được tận dụng làm khu vui chơi giải trí. Hiện nay, hai hòn đảo phía đông hồ nước thải đã trở thành nhà của nhiều loài thủy cầm như ngan, ngỗng, cò thìa, vịt núi và chim lặn.
IJsseloog hay còn gọi là “Eye of Ijssel” là một hố tròn khổng lồ nằm giữa hồ Ketelmeer cửa sông IJssel, tỉnh Flevoland, Hà Lan. Hồ nước thải này rộng tới 1km, sâu 45m và hoạt động với chức năng là một bể chứa bùn bị ô nhiễm được nạo vét từ đáy hồ.
Từ năm 1950-1990, hồ Ketelmeer bị ô nhiễm nặng do nước thải công nghiệp độc hại từ các công ty trên thượng nguồn. Các lớp trầm tích bị ô nhiễm lắng xuống đáy Ketelmeer tạo thành một lớp bùn dày bị ô nhiễm.
Chính phủ lo ngại các chất gây ô nhiễm (như cadmium, nickel, chì, asen, thủy ngân) có thể làm ô nhiễm cả nguồn nước ngầm hoặc lan đến các hồ nước ngọt thông nhau của IJsselmeer - hồ nước ngọt lớn nhất của Hà Lan.
Chính vì vậy, đến năm 1994, người ta quyết định loại bỏ các lớp trầm tích bị ô nhiễm từ lòng hồ. Tuy nhiên, để đảm bảo không ảnh hưởng tới nông nghiệp hay dân chúng, một phương pháp rất sáng tạo đã được đưa ra – đó là xây dựng hồ chứa chất thải ngay giữa hồ Ketelmeer.
IJsseloog được xây dựng từ năm 1996 đến năm 1999 với khả năng chứa tới 20 triệu mét khối bùn và có kè cao 10 mét bao quanh. Hơn nữa, để ngăn chặn rò rỉ, các tầng của hồ nước thải được bịt kín bằng đất sét và mực nước bên trong luôn được giữ ở mức dưới mực nước của hồ bên ngoài.
Một hòn đảo cũng được xây dựng xung quanh hố nước thải với nhiệm vụ tách các chất ô nhiễm từ cát nạo vét và than bùn. Cát sạch sẽ được sử dụng để xây dựng tại các địa điểm khác.
Bên ngoài hồ thải IJsseloog, cây cối mọc um tùm chỉ trong 15 năm. Các hoạt động nạo vét bắt đầu vào năm 2000 và dự kiến mất khoảng 20 năm để mới có thể lấy lại được sự trong lành của hồ Ketelmeer.
Khi đầy, hồ nước thải sẽ được bịt kín bằng lớp đất sét và cát, còn đảo xung quanh sẽ được tận dụng làm khu vui chơi giải trí. Hiện nay, hai hòn đảo phía đông hồ nước thải đã trở thành nhà của nhiều loài thủy cầm như ngan, ngỗng, cò thìa, vịt núi và chim lặn.