Một tài liệu năm 1957 đã tiết lộ kế hoạch quân đội Anh dự tính chôn 7 tấn mìn trên đất Tây Đức bằng cách sử dụng một đàn gà để giữ nhiệt và kích nổ từ xa. Những động vật bị vũ khí hóa rất đáng thương.Ý tưởng thả những con chuột chết bị nhồi đầy chất nổ trong xe tải của kẻ thù được Đơn vị đặc biệt Anh đề xuất vào năm 1941 nhưng đã không được thực hiện.Các nhà nghiên cứu quân sự của Liên Xô đã chứng minh rằng giá trị của chuột không phải chỉ là một vũ khí được nhồi chất nổ mà có thể dùng chúng như một loại vũ khí sinh học gây suy nhược, sốt, và loét da. Vũ khí này đã giúp họ đạt được những thành công đáng ngạc nhiên.Trong Thế chiến II, loài chó cũng được quân đội Liên Xô sử dụng như một thứ vũ khí lợi hại bằng cách biến các con chó thành những quả bom chống tăng di động với thành tích phá hủy nhiều chiếc xe tăng lợi hại của quân đội Đức.Năm 1862, lực lượng quân đội Liên bang ở Texas (Mỹ) cũng sử dụng những quả bom chống tăng di động nhưng lần này là những con la.Nhật Bản, Pháp, Đức, Anh và Mỹ đều có những chương trình vũ khí hóa côn trùng trong giai đoạn 1930-1970. Trong đó, Nhật từng lên kế hoạch phun bọ chét mang bệnh và bom có vi khuẩn tả thả xuống Trung Quốc. Nếu thực sự được tiến hành, kế hoạch này có thể sẽ giết chết 440.000 người – hơn cả số người tử vong do bị ném bom hạt nhân ở Hiroshima và Nagasaki.Big Itch là một kế hoạch quân sự của Mỹ nhằm chế tạo ra những quả bom có chưa tới 200.000 con bọ chét truyền bệnh dịch hạch và họ đã thành công.Quân đội Pháp từng có ý tưởng nhập khẩu bọ cánh cứng khoai tây và thả lên nước Đức nhằm phá hủy mùa màng của nước này, tuy nhiên, kế hoạch đã bị bác bỏ vì e ngại loài bọ có thể xâm nhập sang cả nước Pháp.Cách đây hơn 10.000 năm, con người đã biết dùng côn trùng làm vũ khí trong chiến tranh. Lúc đó, con người chỉ đơn giản ném tổ ong vào kẻ thù và để những con ong chiến đấu thay mình.Trong Thế chiến II, lực lượng hải quân Mỹ phải đối mặt với vấn đề nhanh chóng cải thiện hệ thống dẫn đường tên lửa và họ đã tìm ra cách lợi dụng bồ câu để làm nhiệm vụ này. Tuy nhiên, chương trình này đã bị lãng quên và chưa thực sự phát huy hiệu quả.
Một tài liệu năm 1957 đã tiết lộ kế hoạch quân đội Anh dự tính chôn 7 tấn mìn trên đất Tây Đức bằng cách sử dụng một đàn gà để giữ nhiệt và kích nổ từ xa. Những động vật bị vũ khí hóa rất đáng thương.
Ý tưởng thả những con chuột chết bị nhồi đầy chất nổ trong xe tải của kẻ thù được Đơn vị đặc biệt Anh đề xuất vào năm 1941 nhưng đã không được thực hiện.
Các nhà nghiên cứu quân sự của Liên Xô đã chứng minh rằng giá trị của chuột không phải chỉ là một vũ khí được nhồi chất nổ mà có thể dùng chúng như một loại vũ khí sinh học gây suy nhược, sốt, và loét da. Vũ khí này đã giúp họ đạt được những thành công đáng ngạc nhiên.
Trong Thế chiến II, loài chó cũng được quân đội Liên Xô sử dụng như một thứ vũ khí lợi hại bằng cách biến các con chó thành những quả bom chống tăng di động với thành tích phá hủy nhiều chiếc xe tăng lợi hại của quân đội Đức.
Năm 1862, lực lượng quân đội Liên bang ở Texas (Mỹ) cũng sử dụng những quả bom chống tăng di động nhưng lần này là những con la.
Nhật Bản, Pháp, Đức, Anh và Mỹ đều có những chương trình vũ khí hóa côn trùng trong giai đoạn 1930-1970. Trong đó, Nhật từng lên kế hoạch phun bọ chét mang bệnh và bom có vi khuẩn tả thả xuống Trung Quốc. Nếu thực sự được tiến hành, kế hoạch này có thể sẽ giết chết 440.000 người – hơn cả số người tử vong do bị ném bom hạt nhân ở Hiroshima và Nagasaki.
Big Itch là một kế hoạch quân sự của Mỹ nhằm chế tạo ra những quả bom có chưa tới 200.000 con bọ chét truyền bệnh dịch hạch và họ đã thành công.
Quân đội Pháp từng có ý tưởng nhập khẩu bọ cánh cứng khoai tây và thả lên nước Đức nhằm phá hủy mùa màng của nước này, tuy nhiên, kế hoạch đã bị bác bỏ vì e ngại loài bọ có thể xâm nhập sang cả nước Pháp.
Cách đây hơn 10.000 năm, con người đã biết dùng côn trùng làm vũ khí trong chiến tranh. Lúc đó, con người chỉ đơn giản ném tổ ong vào kẻ thù và để những con ong chiến đấu thay mình.
Trong Thế chiến II, lực lượng hải quân Mỹ phải đối mặt với vấn đề nhanh chóng cải thiện hệ thống dẫn đường tên lửa và họ đã tìm ra cách lợi dụng bồ câu để làm nhiệm vụ này. Tuy nhiên, chương trình này đã bị lãng quên và chưa thực sự phát huy hiệu quả.