Theo clip được chia sẻ trên mạng xã hội, một chú chó to đã nằm bất động sau khi chạm chán với một con rắn. Ngay sau đó, con rắn này cũng bị người dân kịp thời phát hiện và giết chết.Theo chia sẻ của chủ clip, con rắn hổ mang bò vào nhà dân, chú chó nhìn thấy đã chạy ra nhưng không may bị con rắn cắn trúng. Chỉ 10 phút sau, chú chó mất mạng.Thông tin này khiến người hoang mang vì con rắn trực tiếp bò vào nhà, nếu không bị chú chó phát hiện rất có thể gây nguy hiểm cho những thành viên trong gia đình.Bên cạnh đó, chú chó này cũng nặng gần 60kg, xấp xỉ trọng lượng một người trưởng thành. Điều này cho thấy mức độ nguy hiểm của loài rắn hổ mang.Rắn hổ mang là loài rắn thuộc họ Elapidae (họ Rắn hổ) phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Đây là loài rắn độc dài nhất thế giới, với chiều dài tối đa ghi nhận được trong tự nhiên là 7 mét.Rắn hổ mang có thể có màu xanh lá cây, nâu hoặc nâu sẫm. Rắn hổ mang nhỏ nhất là rắn hổ mang Mozambique, dài 1,2m. Rắn hổ mang lớn nhất là rắn hổ mang chúa, dài 5,4m và nặng khoảng gần 6kg.Rắn hổ mang giống như những loài rắn khác tiếp nhận tín hiệu hóa học thông qua chiếc lưỡi chẻ đôi. Chúng đưa đầu lưỡi chạm vào cơ quan thụ cảm giác quan (còn gọi là cơ quan Jacobson) nằm trên vòm họng để truyền các thông tin nhận được đến não bộ.Rắn hổ mang có khả năng khống chế lượng chất độc khi cắn con mồi. Chúng tiết ra chất độc chứa trong 1 túi cơ của tuyến nọc nằm ở vòm họng. Túi cơ này sẽ co bóp đưa nọc độc đến răng nanh khi chúng tấn công.Nọc độc của rắn hổ mang chủ yếu thuộc nhóm neurotoxin (độc tố thần kinh), tấn công hệ thần kinh trung ương của nạn nhân, dẫn đến đau nhức, mờ mắt, chóng mặt, buồn ngủ, và cuối cùng tê liệt.Vết cắn của rắn hổ mang có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng chỉ sau 30 phút. Chất độc của chúng thậm chí có khả năng giết chết một con voi trưởng thành trong vòng vài giờ.Ở Việt Nam, rắn phân bố từ Lào Cai đến Miền Đông Nam Bộ. Bên cạnh độc tính rất cao, những chiếc răng nanh có độc của rắn hổ mang cũng dài tới 1,2cm.Hiện đang là mùa sinh sản của các loài bò sát, trong đó có rắn khiến chúng ra ngoài nhiều hơn. Môi trường sống cũng bị thu hẹp dẫn tới tình trạng rắn bò vào nhà. Người dân nên đề cao cảnh giác, phát quang bụi rậm quanh nhà và bình tĩnh xử lý để bảo vệ gia đình.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Theo clip được chia sẻ trên mạng xã hội, một chú chó to đã nằm bất động sau khi chạm chán với một con rắn. Ngay sau đó, con rắn này cũng bị người dân kịp thời phát hiện và giết chết.
Theo chia sẻ của chủ clip, con rắn hổ mang bò vào nhà dân, chú chó nhìn thấy đã chạy ra nhưng không may bị con rắn cắn trúng. Chỉ 10 phút sau, chú chó mất mạng.
Thông tin này khiến người hoang mang vì con rắn trực tiếp bò vào nhà, nếu không bị chú chó phát hiện rất có thể gây nguy hiểm cho những thành viên trong gia đình.
Bên cạnh đó, chú chó này cũng nặng gần 60kg, xấp xỉ trọng lượng một người trưởng thành. Điều này cho thấy mức độ nguy hiểm của loài rắn hổ mang.
Rắn hổ mang là loài rắn thuộc họ Elapidae (họ Rắn hổ) phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Đây là loài rắn độc dài nhất thế giới, với chiều dài tối đa ghi nhận được trong tự nhiên là 7 mét.
Rắn hổ mang có thể có màu xanh lá cây, nâu hoặc nâu sẫm. Rắn hổ mang nhỏ nhất là rắn hổ mang Mozambique, dài 1,2m. Rắn hổ mang lớn nhất là rắn hổ mang chúa, dài 5,4m và nặng khoảng gần 6kg.
Rắn hổ mang giống như những loài rắn khác tiếp nhận tín hiệu hóa học thông qua chiếc lưỡi chẻ đôi. Chúng đưa đầu lưỡi chạm vào cơ quan thụ cảm giác quan (còn gọi là cơ quan Jacobson) nằm trên vòm họng để truyền các thông tin nhận được đến não bộ.
Rắn hổ mang có khả năng khống chế lượng chất độc khi cắn con mồi. Chúng tiết ra chất độc chứa trong 1 túi cơ của tuyến nọc nằm ở vòm họng. Túi cơ này sẽ co bóp đưa nọc độc đến răng nanh khi chúng tấn công.
Nọc độc của rắn hổ mang chủ yếu thuộc nhóm neurotoxin (độc tố thần kinh), tấn công hệ thần kinh trung ương của nạn nhân, dẫn đến đau nhức, mờ mắt, chóng mặt, buồn ngủ, và cuối cùng tê liệt.
Vết cắn của rắn hổ mang có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng chỉ sau 30 phút. Chất độc của chúng thậm chí có khả năng giết chết một con voi trưởng thành trong vòng vài giờ.
Ở Việt Nam, rắn phân bố từ Lào Cai đến Miền Đông Nam Bộ. Bên cạnh độc tính rất cao, những chiếc răng nanh có độc của rắn hổ mang cũng dài tới 1,2cm.
Hiện đang là mùa sinh sản của các loài bò sát, trong đó có rắn khiến chúng ra ngoài nhiều hơn. Môi trường sống cũng bị thu hẹp dẫn tới tình trạng rắn bò vào nhà. Người dân nên đề cao cảnh giác, phát quang bụi rậm quanh nhà và bình tĩnh xử lý để bảo vệ gia đình.