Theo tiến sĩ Nguyễn Quảng Trường, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, một con rắn chết, thậm chí cả khi đầu nó đã bị cắt rời, vẫn có thể cắn và phóng nọc độc theo phản xạ. Khả năng cắn và phun nọc độc kéo dài cho đến 90 phút sau khi rắn chết. Cách đây ít lâu, một đầu bếp chuyên thịt rắn tên là Peng Fan ở Quảng Đông, Trung Quốc đã mất mạng vì bị một cái đầu rắn hổ mang phun Đông Dương đã cắt lìa cắn. Tai nạn xảy ra khi anh đang dọn dẹp các đầu rắn đã bị chặt bỏ trước đó 20 phút để vứt vào thùng rác. Theo chuyên gia Trung Quốc Yang Hong Chang, người đã 40 năm nghiên cứu về rắn hổ mang, không chỉ rắn mà các loài bò sát đều có thể hoạt động tới 1 giờ sau khi mất một phần cơ thể, thậm chí mất hết phần thân. Khi con rắn mất đầu, các chức năng cơ bản trên cơ thể nó đã chết, nhưng một số phản xạ vẫn còn, như phản xạ cắn và phóng nọc độc. Riêng với rắn lục, tiến sĩ Nguyễn Quảng Trường cho biết, nọc độc của nó không tác động lên hệ thần kinh, mà thường tác động lên hệ tuần hoàn, gây rối loạn đông máu, sưng nề hoặc hoại tử. Theo giáo sư Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam, nọc rắn lục đuôi đỏ không độc bằng hổ mang chúa hay cạp nong, cạp nia. Tuy nhiên, nó vẫn thừa sức làm chết người hoặc gây những vết thương khủng khiếp. Đặc biệt, mức độ độc của nọc rắn lục đuôi đỏ lên đến mức cao nhất khi nó mang thai. Vết cắn của rắn lục đuôi đỏ gây đau đớn rất nhiều, sưng phù, tím đỏ và rất dễ dẫn đến hoại tử. Nhiều bệnh nhân chảy máu không cầm, xuất huyết dưới da và đường tiêu hóa. Nhiễm trùng, rối loạn đông máu và tử vong cũng là hậu quả mà nhiều nạn nhân phải gánh chịu. Điều đáng sợ là loài rắn này có màu xanh lá cây nên dễ lẫn vào cây lá, rất khó phát hiện. Vì thế, con người rất dễ đụng phải chúng và bị tấn công bất ngờ. Gần đây, rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều bất thường ở nhiều tỉnh Trung và Nam Bộ, số người bị rắn cắn phải nhập viện liên tục tăng, khiến người dân hoang mang. Theo các chuyên gia, loài này bùng phát mạnh như vậy là do nhiều nguyên nhân: nạn phá rừng khiến chúng mất môi trường sống, các loài ăn thịt rắn lục bị diệt, các loài là thức ăn cho rắn cũng hiếm hoi, khiến chúng phải mò vào khu dân cư. Ngoài ra, rắn lục đuôi đỏ không phải đối tượng để dân nhậu săn lùng, cũng không được dùng làm thuốc nên cứ mặc sức sinh sôi nảy nở. Đó là chưa kể loài này đẻ một lúc 12-16 con, rắn con vừa ra đời đã khỏe như rắn trưởng thành. Tuy nhiên, điều đáng mừng là hiện nay, Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế, số 9 Pasteur Nha Trang (IVAC) đã sản xuất được huyết thanh kháng độc nọc rắn lục đuôi đỏ. Để đề phòng loài rắn này vào nhà, nên phát quang bụi rậm quanh nhà, khi ra ngoài ban đêm nhớ đi ủng, mang đèn pin.
Theo tiến sĩ Nguyễn Quảng Trường, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, một con rắn chết, thậm chí cả khi đầu nó đã bị cắt rời, vẫn có thể cắn và phóng nọc độc theo phản xạ.
Khả năng cắn và phun nọc độc kéo dài cho đến 90 phút sau khi rắn chết.
Cách đây ít lâu, một đầu bếp chuyên thịt rắn tên là Peng Fan ở Quảng Đông, Trung Quốc đã mất mạng vì bị một cái đầu rắn hổ mang phun Đông Dương đã cắt lìa cắn. Tai nạn xảy ra khi anh đang dọn dẹp các đầu rắn đã bị chặt bỏ trước đó 20 phút để vứt vào thùng rác.
Theo chuyên gia Trung Quốc Yang Hong Chang, người đã 40 năm nghiên cứu về rắn hổ mang, không chỉ rắn mà các loài bò sát đều có thể hoạt động tới 1 giờ sau khi mất một phần cơ thể, thậm chí mất hết phần thân. Khi con rắn mất đầu, các chức năng cơ bản trên cơ thể nó đã chết, nhưng một số phản xạ vẫn còn, như phản xạ cắn và phóng nọc độc.
Riêng với rắn lục, tiến sĩ Nguyễn Quảng Trường cho biết, nọc độc của nó không tác động lên hệ thần kinh, mà thường tác động lên hệ tuần hoàn, gây rối loạn đông máu, sưng nề hoặc hoại tử.
Theo giáo sư Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam, nọc rắn lục đuôi đỏ không độc bằng hổ mang chúa hay cạp nong, cạp nia. Tuy nhiên, nó vẫn thừa sức làm chết người hoặc gây những vết thương khủng khiếp.
Đặc biệt, mức độ độc của nọc rắn lục đuôi đỏ lên đến mức cao nhất khi nó mang thai.
Vết cắn của rắn lục đuôi đỏ gây đau đớn rất nhiều, sưng phù, tím đỏ và rất dễ dẫn đến hoại tử. Nhiều bệnh nhân chảy máu không cầm, xuất huyết dưới da và đường tiêu hóa. Nhiễm trùng, rối loạn đông máu và tử vong cũng là hậu quả mà nhiều nạn nhân phải gánh chịu.
Điều đáng sợ là loài rắn này có màu xanh lá cây nên dễ lẫn vào cây lá, rất khó phát hiện. Vì thế, con người rất dễ đụng phải chúng và bị tấn công bất ngờ.
Gần đây, rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều bất thường ở nhiều tỉnh Trung và Nam Bộ, số người bị rắn cắn phải nhập viện liên tục tăng, khiến người dân hoang mang.
Theo các chuyên gia, loài này bùng phát mạnh như vậy là do nhiều nguyên nhân: nạn phá rừng khiến chúng mất môi trường sống, các loài ăn thịt rắn lục bị diệt, các loài là thức ăn cho rắn cũng hiếm hoi, khiến chúng phải mò vào khu dân cư.
Ngoài ra, rắn lục đuôi đỏ không phải đối tượng để dân nhậu săn lùng, cũng không được dùng làm thuốc nên cứ mặc sức sinh sôi nảy nở. Đó là chưa kể loài này đẻ một lúc 12-16 con, rắn con vừa ra đời đã khỏe như rắn trưởng thành.
Tuy nhiên, điều đáng mừng là hiện nay, Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế, số 9 Pasteur Nha Trang (IVAC) đã sản xuất được huyết thanh kháng độc nọc rắn lục đuôi đỏ.
Để đề phòng loài rắn này vào nhà, nên phát quang bụi rậm quanh nhà, khi ra ngoài ban đêm nhớ đi ủng, mang đèn pin.