Hiện tượng vòm cây nhút nhát (Crown shyness) hay tán buông là một hiện tượng thiên nhiên xảy ra đối với một số loài cây, trong đó những ngọn cây mọc gần nhau, có chiều cao tương tự như nhau không bao giờ chạm hay đan cài vào nhau mà cách nhau một khoảng cách nhất định.Hiện tượng cây bí ẩn này tạo nên một khe hở nổi bật quanh vòm lá, có thể quan sát rất rõ từ mặt đất. Hiện tượng thiên nhiên bất thường này xảy ra phổ biến nhất với các cây cùng loài, và cũng xảy ra giữa các cây khác loài.Nhiều tài liệu khoa học từ năm 1920 đã cố gắng lý giải hiện tượng vòm cây nhút nhát đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Có ý kiến cho rằng không gian trống xung quanh vòm cây có thể được gây ra do các cành, nhánh cây nhỏ bị gãy trong những trận bão gió lớn.Một số người lại cho rằng đó là cách để các cây tự bảo vệ mình nhằm ngăn chặn ấu trùng của các loài côn trùng ăn lá lây lan từ cây này sang cây khác.Sau khi nghiên cứu, một học giả người Malaysia lại lý giải đây là những loại cây rất nhạy cảm với ánh sáng. Nếu những tán cây này mọc quá gần nhau, khiến cường độ ánh sáng bị suy giảm thì cây sẽ ngừng phát triển.Thí nghiệm cũng cho thấy nếu con người cố gắng ép những tán cây này lại gần nhau thì dần dần chúng lại tách nhau ra.Một trong số ít những địa điểm mà bạn có thể quan sát hiện tượng kỳ thú này là là Viện Nghiên cứu rừng của Malaysia, tại Kuala Lumpur.
Hiện tượng vòm cây nhút nhát (Crown shyness) hay tán buông là một hiện tượng thiên nhiên xảy ra đối với một số loài cây, trong đó những ngọn cây mọc gần nhau, có chiều cao tương tự như nhau không bao giờ chạm hay đan cài vào nhau mà cách nhau một khoảng cách nhất định.
Hiện tượng cây bí ẩn này tạo nên một khe hở nổi bật quanh vòm lá, có thể quan sát rất rõ từ mặt đất.
Hiện tượng thiên nhiên bất thường này xảy ra phổ biến nhất với các cây cùng loài, và cũng xảy ra giữa các cây khác loài.
Nhiều tài liệu khoa học từ năm 1920 đã cố gắng lý giải hiện tượng vòm cây nhút nhát đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Có ý kiến cho rằng không gian trống xung quanh vòm cây có thể được gây ra do các cành, nhánh cây nhỏ bị gãy trong những trận bão gió lớn.
Một số người lại cho rằng đó là cách để các cây tự bảo vệ mình nhằm ngăn chặn ấu trùng của các loài côn trùng ăn lá lây lan từ cây này sang cây khác.
Sau khi nghiên cứu, một học giả người Malaysia lại lý giải đây là những loại cây rất nhạy cảm với ánh sáng. Nếu những tán cây này mọc quá gần nhau, khiến cường độ ánh sáng bị suy giảm thì cây sẽ ngừng phát triển.
Thí nghiệm cũng cho thấy nếu con người cố gắng ép những tán cây này lại gần nhau thì dần dần chúng lại tách nhau ra.
Một trong số ít những địa điểm mà bạn có thể quan sát hiện tượng kỳ thú này là là Viện Nghiên cứu rừng của Malaysia, tại Kuala Lumpur.