Bãi chất thải khổng lồ này thuộc về chim cánh cụt Gentoo (tên khoa học Pygoscelis papua). Đây là loài chim thuộc họ Spheniscidae và là loài chim bơi nhanh nhất, với tốc độ lên tới 36 km/h.Gentoo khá dễ nhận bởi các sọc trắng rộng kéo dài như một chiếc mũ trên đỉnh đầu và chiếc mỏ màu da cam. Điều không may là số lượng loài chim cánh cụt này đang bị suy giảm đến mức đáng lo ngại.Các nhà khoa học của Đại học Oxford muốn tìm hiểu chính xác tác động của hành vi con người và biến đổi khí hậu đến chim cánh cụt. Vì vậy, họ xây dựng dự án khoa học công chúng lớn với sự tham gia của hơn 1 triệu người tình nguyện được gọi là Penguin Watch.Trong đó, dự án sẽ thiết lập hàng loạt máy ảnh khắp Nam Cực và yêu cầu tình nguyện viên quan sát bất kỳ hình ảnh nào được cho là lạ hay đáng ngạc nhiên trong hành vi của chim cánh cụt.Hình ảnh này cho thấy bãi chất thải khổng lồ của gentoo khiến băng tuyết ở đó cũng phải tan chảy. Nguyên nhân là do chất thải hấp thụ nhiều nhiệt hơn bình thường.Thực chất đây là một loại “mưu mẹo” của loài chim đáng yêu này bởi chúng cần băng tan để thực hiện các hoạt động giao phối và sinh sản. Sau khi “giải quyết” xong, chúng nhanh nhảu chạy khỏi “hiện trường” và đợi đến khi băng tan hết.Khác với đồng loại, chúng đẻ trứng trên bề mặt đá chứ không phải băng tuyết nên phải sử dụng đến chất thải của mình làm tan băng, lộ ra lớp đá phía dưới.
Bãi chất thải khổng lồ này thuộc về chim cánh cụt Gentoo (tên khoa học Pygoscelis papua). Đây là loài chim thuộc họ Spheniscidae và là loài chim bơi nhanh nhất, với tốc độ lên tới 36 km/h.
Gentoo khá dễ nhận bởi các sọc trắng rộng kéo dài như một chiếc mũ trên đỉnh đầu và chiếc mỏ màu da cam. Điều không may là số lượng loài chim cánh cụt này đang bị suy giảm đến mức đáng lo ngại.
Các nhà khoa học của Đại học Oxford muốn tìm hiểu chính xác tác động của hành vi con người và biến đổi khí hậu đến chim cánh cụt. Vì vậy, họ xây dựng dự án khoa học công chúng lớn với sự tham gia của hơn 1 triệu người tình nguyện được gọi là Penguin Watch.
Trong đó, dự án sẽ thiết lập hàng loạt máy ảnh khắp Nam Cực và yêu cầu tình nguyện viên quan sát bất kỳ hình ảnh nào được cho là lạ hay đáng ngạc nhiên trong hành vi của chim cánh cụt.
Hình ảnh này cho thấy bãi chất thải khổng lồ của gentoo khiến băng tuyết ở đó cũng phải tan chảy. Nguyên nhân là do chất thải hấp thụ nhiều nhiệt hơn bình thường.
Thực chất đây là một loại “mưu mẹo” của loài chim đáng yêu này bởi chúng cần băng tan để thực hiện các hoạt động giao phối và sinh sản. Sau khi “giải quyết” xong, chúng nhanh nhảu chạy khỏi “hiện trường” và đợi đến khi băng tan hết.
Khác với đồng loại, chúng đẻ trứng trên bề mặt đá chứ không phải băng tuyết nên phải sử dụng đến chất thải của mình làm tan băng, lộ ra lớp đá phía dưới.