Hành tinh mới được phát hiện và theo dõi bởi Vệ tinh khảo sát ngoại hành tinh chuyển tiếp (TESS) và Máy quang phổ tìm kiếm hành tinh (PFS) trên kính thiên văn Magellan Clay tại Đài quan sát Las Campanas ở Chile.Sau đó, các nhà thiên văn học từ Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) của NASA và Đại học New Mexico của Mỹ đã đặt tên cho ngoại hành tinh mới là TOI-1231 b.TOI-1231 b có kích thước gần bằng sao Hải Vương, nặng gấp 15,4 lần Trái đất và mất 24,2 ngày để hoàn thành một vòng quỹ đạo xung quanh "mặt trời" của nó là ngôi sao lùn đỏ M3 NLTT 24399.TOI-1231 b nằm cách ngôi sao chủ 0,1288 đơn vị thiên văn, chỉ bằng 1/8 lần khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời, nhưng vẫn có nhiệt độ tương tự Trái đất. Điều này là do M3 NLTT 24399 mát hơn và ít sáng hơn so với Mặt Trời.Các nhà khoa học cho rằng, một hành tinh có nhiệt độ mát mẻ như vậy có thể có mây trong tầng cao của bầu khí quyển, điều này sẽ khiến việc xác định loại khí bao quanh chúng gặp nhiều khó khăn.Những quan sát trong tương lai về thiên thể này có thể giúp chúng ta xác định mức độ phổ biến (hoặc hiếm có) của các đám mây nước hình thành xung quanh hành tinh mát mẻ.Được biết, đây là một trong những hành tinh hiếm hoi có nhiệt độ tương đối mát mẻ như Trái đất. Mật độ thấp của TOI 1231b cho thấy nó có một bầu khí quyển đáng kể bao quanh chứ không phải là một hành tinh đá trơ trọi. Tuy nhiên, thành phần và mật độ của nó vẫn chưa được tìm hiểu rõ.Mỗi thành phần của bầu khí quyển có một nguồn gốc khác nhau, cho phép các nhà thiên văn học hiểu được cách các ngoại hành tinh hình thành xung quanh sao lùn đỏ khác biệt như thế nào khi so sánh với các hành tinh xoay quanh Mặt trời.Các nhà khoa học cho rằng, bầu khí quyển ở TOI-1231 b có thể được tạo thành từ hydro, hydro-heli, hoặc hơi nước dày đặc. Câu trả lời có thể sẽ được khám phá khi sử dụng kính viễn vọng không gian Hubble để quan sát.Trước đó, Proxima b cũng là một hành tinh được các nhà khoa học cho là giống Trái Đất và là ngoại hành tinh gần chúng ta nhất, có thể sở hữu một nền văn minh.Proxima b (quay quanh ngôi sao lùn đỏ Proxima cách Trái Đất chỉ 4,2 năm ánh sáng) tuy bị khóa với sao mẹ, nhưng ngôi sao mẹ rất nhỏ và ánh sáng yếu, nên nó vẫn nằm trong "vùng sự sống" của hệ Proxima.Proxima b cũng là một hành tinh đá có kích cỡ phù hợp, bằng khoảng 1,27 lần Trái Đất. Nó cũng chứa rất nhiều điều kiện khác phù hợp với sự sống, ngoại trừ tình trạng bị khóa - vốn khiến các nhà thiên văn lo ngại là gây cản trở cho sự sống.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Hành tinh mới được phát hiện và theo dõi bởi Vệ tinh khảo sát ngoại hành tinh chuyển tiếp (TESS) và Máy quang phổ tìm kiếm hành tinh (PFS) trên kính thiên văn Magellan Clay tại Đài quan sát Las Campanas ở Chile.
Sau đó, các nhà thiên văn học từ Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) của NASA và Đại học New Mexico của Mỹ đã đặt tên cho ngoại hành tinh mới là TOI-1231 b.
TOI-1231 b có kích thước gần bằng sao Hải Vương, nặng gấp 15,4 lần Trái đất và mất 24,2 ngày để hoàn thành một vòng quỹ đạo xung quanh "mặt trời" của nó là ngôi sao lùn đỏ M3 NLTT 24399.
TOI-1231 b nằm cách ngôi sao chủ 0,1288 đơn vị thiên văn, chỉ bằng 1/8 lần khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời, nhưng vẫn có nhiệt độ tương tự Trái đất. Điều này là do M3 NLTT 24399 mát hơn và ít sáng hơn so với Mặt Trời.
Các nhà khoa học cho rằng, một hành tinh có nhiệt độ mát mẻ như vậy có thể có mây trong tầng cao của bầu khí quyển, điều này sẽ khiến việc xác định loại khí bao quanh chúng gặp nhiều khó khăn.
Những quan sát trong tương lai về thiên thể này có thể giúp chúng ta xác định mức độ phổ biến (hoặc hiếm có) của các đám mây nước hình thành xung quanh hành tinh mát mẻ.
Được biết, đây là một trong những hành tinh hiếm hoi có nhiệt độ tương đối mát mẻ như Trái đất. Mật độ thấp của TOI 1231b cho thấy nó có một bầu khí quyển đáng kể bao quanh chứ không phải là một hành tinh đá trơ trọi. Tuy nhiên, thành phần và mật độ của nó vẫn chưa được tìm hiểu rõ.
Mỗi thành phần của bầu khí quyển có một nguồn gốc khác nhau, cho phép các nhà thiên văn học hiểu được cách các ngoại hành tinh hình thành xung quanh sao lùn đỏ khác biệt như thế nào khi so sánh với các hành tinh xoay quanh Mặt trời.
Các nhà khoa học cho rằng, bầu khí quyển ở TOI-1231 b có thể được tạo thành từ hydro, hydro-heli, hoặc hơi nước dày đặc. Câu trả lời có thể sẽ được khám phá khi sử dụng kính viễn vọng không gian Hubble để quan sát.
Trước đó, Proxima b cũng là một hành tinh được các nhà khoa học cho là giống Trái Đất và là ngoại hành tinh gần chúng ta nhất, có thể sở hữu một nền văn minh.
Proxima b (quay quanh ngôi sao lùn đỏ Proxima cách Trái Đất chỉ 4,2 năm ánh sáng) tuy bị khóa với sao mẹ, nhưng ngôi sao mẹ rất nhỏ và ánh sáng yếu, nên nó vẫn nằm trong "vùng sự sống" của hệ Proxima.
Proxima b cũng là một hành tinh đá có kích cỡ phù hợp, bằng khoảng 1,27 lần Trái Đất. Nó cũng chứa rất nhiều điều kiện khác phù hợp với sự sống, ngoại trừ tình trạng bị khóa - vốn khiến các nhà thiên văn lo ngại là gây cản trở cho sự sống.