Những khám phá được nêu chi tiết trong báo cáo của WWF mới đây cho thấy chi tiết hơn 200 động vật và thực vật loài mới được phát hiện. Tập tài liệu có tên "Hidden Himalayas: Asia's Wonderland", tạm dịch "Những bí mật ẩn giấu ở dãy Himalaya: Xứ sở thần tiên của châu Á" mô tả chi tiết từng loài động thực vật mới được phát hiện trong sáu năm qua tại miền đông Himalaya. Trong ảnh là loài cá lóc xanh kỳ lạ, chúng có khả năng đi bộ và sống sót tới 4 ngày trên cạn nên còn được gọi là cá đi bộ.Tên chính thức của loài cá đi bộ kỳ lạ này là Channa andrao, được phát hiện trong một đầm lầy ở Tây Bengal, Ấn Độ.Các nhà khoa học đặc biệt chú ý đến loài cá này bởi khả năng hô hấp và sống trên mặt đất trong thời gian rất dài, không chỉ vậy loài cá này còn có thể rong chơi trên đất ẩm với quãng đường lên đến 400 mét.Trong sáu năm qua, 133 loài thực vật, 39 loài động vật không xương sống, 26 loài cá, 10 loài lưỡng cư, một loài bò sát, một loài chim và động vật có vú một đã được phát hiện. Trong ảnh là loài chim mới được phát hiện trong khu rừng rậm rạp trên dãy Himalaya, có tên là Shy Spotted Bird, loài chim mới này có họ hàng với họ chim Elachuridae nhưng không rõ ràng. Theo WWF, đây là loài chim "cực kỳ bí mật và khó quan sát", chúng chỉ dài khoảng 10cm, con đực có âm vực rất cao, cực kỳ bất bình thường so với những loài chim châu Á.Việc phát hiện ra loài "khỉ hắt hơi", một loài thú lớn được xem là cực kỳ quan trọng. Được tìm thấy trong khu vực hẻo lánh xa xôi phía bắc Myanmar, loài khỉ nổi tiếng với người dân địa phương trong nhiều năm qua và được đặt biệt danh "snubby". Khi trời mưa, nước mưa rơi vào mũi hếch khiến chúng hắt hơi. Cũng vì vậy mà loài khỉ này luôn cố giấu chiếc mũi hếch của mình bằng cách kẹp đầu giữa hai đầu gối để tránh nước mưa rơi vào mũi mỗi khi trời mưa.Ếch mắt xanh, Leptobrachium Bompu là một trong những loài động vật thú vị nhất trong lần phát hiện này. Đôi mắt của nó là một màu xanh xám nổi bật, đồng tử hẹp, dọc, da nhăn nheo và một số dấu hiệu khác nữa. Chúng khá ngoan ngoãn và thoải mái khi tiếp xúc với con người, có kích thước nhỏ, khoảng 4,7cm. Bên cạnh đó, một loài ếch sừng mới có khả năng ngụy trang cao siêu cũng được phát hiện.Rắn độc Bejewelled pit viper đầu cam, đốm đỏ cũng nằm trong những loài động vật mới được phát hiện gây ấn tượng mạnh. Có tên khoa học là Protobothrops himalayansus, đây được coi là loài rắn có nọc cực độc. Được mô tả có vẻ đẹp như một sợi trang sức quý phái, nhưng món đồ trang sức này hoàn toàn có thể lấy mạng của con người chỉ với một nhát cắn.Musa markkui, một loài chuối mới được phát hiện trong số 133 loài thực vật mới được khám phá ở hệ sinh thái của nóc nhà thế giới, một trong những hệ sinh thái phong phú và đa dạng nhất Trái đất.Balsaminaceae, một loài hoa mới thuộc họ Balsaminaceae, họ cây bóng nước được các nhà khoa học phát hiện.
Những khám phá được nêu chi tiết trong báo cáo của WWF mới đây cho thấy chi tiết hơn 200 động vật và thực vật loài mới được phát hiện. Tập tài liệu có tên "Hidden Himalayas: Asia's Wonderland", tạm dịch "Những bí mật ẩn giấu ở dãy Himalaya: Xứ sở thần tiên của châu Á" mô tả chi tiết từng loài động thực vật mới được phát hiện trong sáu năm qua tại miền đông Himalaya. Trong ảnh là loài cá lóc xanh kỳ lạ, chúng có khả năng đi bộ và sống sót tới 4 ngày trên cạn nên còn được gọi là cá đi bộ.
Tên chính thức của loài cá đi bộ kỳ lạ này là Channa andrao, được phát hiện trong một đầm lầy ở Tây Bengal, Ấn Độ.Các nhà khoa học đặc biệt chú ý đến loài cá này bởi khả năng hô hấp và sống trên mặt đất trong thời gian rất dài, không chỉ vậy loài cá này còn có thể rong chơi trên đất ẩm với quãng đường lên đến 400 mét.
Trong sáu năm qua, 133 loài thực vật, 39 loài động vật không xương sống, 26 loài cá, 10 loài lưỡng cư, một loài bò sát, một loài chim và động vật có vú một đã được phát hiện. Trong ảnh là loài chim mới được phát hiện trong khu rừng rậm rạp trên dãy Himalaya, có tên là Shy Spotted Bird, loài chim mới này có họ hàng với họ chim Elachuridae nhưng không rõ ràng. Theo WWF, đây là loài chim "cực kỳ bí mật và khó quan sát", chúng chỉ dài khoảng 10cm, con đực có âm vực rất cao, cực kỳ bất bình thường so với những loài chim châu Á.
Việc phát hiện ra loài "khỉ hắt hơi", một loài thú lớn được xem là cực kỳ quan trọng. Được tìm thấy trong khu vực hẻo lánh xa xôi phía bắc Myanmar, loài khỉ nổi tiếng với người dân địa phương trong nhiều năm qua và được đặt biệt danh "snubby". Khi trời mưa, nước mưa rơi vào mũi hếch khiến chúng hắt hơi. Cũng vì vậy mà loài khỉ này luôn cố giấu chiếc mũi hếch của mình bằng cách kẹp đầu giữa hai đầu gối để tránh nước mưa rơi vào mũi mỗi khi trời mưa.
Ếch mắt xanh, Leptobrachium Bompu là một trong những loài động vật thú vị nhất trong lần phát hiện này. Đôi mắt của nó là một màu xanh xám nổi bật, đồng tử hẹp, dọc, da nhăn nheo và một số dấu hiệu khác nữa. Chúng khá ngoan ngoãn và thoải mái khi tiếp xúc với con người, có kích thước nhỏ, khoảng 4,7cm. Bên cạnh đó, một loài ếch sừng mới có khả năng ngụy trang cao siêu cũng được phát hiện.
Rắn độc Bejewelled pit viper đầu cam, đốm đỏ cũng nằm trong những loài động vật mới được phát hiện gây ấn tượng mạnh. Có tên khoa học là Protobothrops himalayansus, đây được coi là loài rắn có nọc cực độc. Được mô tả có vẻ đẹp như một sợi trang sức quý phái, nhưng món đồ trang sức này hoàn toàn có thể lấy mạng của con người chỉ với một nhát cắn.
Musa markkui, một loài chuối mới được phát hiện trong số 133 loài thực vật mới được khám phá ở hệ sinh thái của nóc nhà thế giới, một trong những hệ sinh thái phong phú và đa dạng nhất Trái đất.
Balsaminaceae, một loài hoa mới thuộc họ Balsaminaceae, họ cây bóng nước được các nhà khoa học phát hiện.