Theo Liên Hiệp Quốc, 2,5 tỷ người đang sống chung với nhà vệ sinh tồi tàn. Nhân ngày Nhà vệ sinh thế giới 19/11, các nhiếp ảnh gia đến từ Panos Pictures cùng ban dự án chương trình Hỗ trợ nước và hệ thống vệ sinh cho các đô thị nghèo (WSUP) đã trưng bày các bức ảnh về phụ nữ và trẻ em với nhà vệ sinh của họ. Mục đích của buổi triển lãm là giúp người xem hiểu rõ về điều kiện sống của các công dân đến từ nhiều quốc gia và nâng cao nhận thức về các vấn đề cộng đồng. Renee, một nghệ sĩ tại Australia, đã rời ngôi nhà cũ ở khu vực ngoại ô đông dân cư của Sydney để tận hưởng một cuộc sống yên tĩnh trong ngôi nhà với những bụi cây bao quanh tại một vùng quê phía bắc của thành phố. Renee đã xây một nhà kho trên 10 mẫu đất với nhà vệ sinh ở bên ngoài. Mặc dù cô không quan tâm đến sự riêng tư khi sử dụng nó nhưng những người láng giềng tỏ ra khó chịu về hành động này. Sukurbanu, 65 tuổi, kể rằng khi còn nhỏ, bà đã sống tại khu ổ chuột Rupnagar, ở Dhaka, Bangladesh. Các gia đình tại đây đều xây dựng các bồn cầu treo lơ lửng trên mặt nước ở các ao hồ. Sukurbanu khẳng định bà thường xuyên mắc bệnh do các nhà vệ sinh như vậy. Mỗi buổi sáng trước khi đi làm, bà cùng ba cô con gái phải đợi rất lâu mới đến lượt sử dụng nhà vệ sinh. Tuy nhiên, bà khẳng định loại hình này đang có xu hướng giảm trong thời gian gần đây. Isabela, 33 tuổi, đang sống trong căn hộ áp mái ở Rio de Janeiro, Brazil. Cô sở hữu một bằng MBA về luật môi trường và là một nghệ sĩ. "Nhà vệ sinh sạch khiến tôi cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, tôi biết đằng sau nó là hệ thống cấp thoát nước, sự ô nhiễm hồ và đại dương do các chất thải. Với một cô gái Brazil như tôi, có một vòi hoa sen tốt, một nguồn cung cấp nước sạch, nước nóng để sử dụng và chỗ ngồi vô cùng thoải mái trên chiếc bồn cầu là điều rất tốt. Tôi biết đó là một đặc ân nhưng cũng là một sự lãng phí không nhỏ", Isabela chia sẻ. Fabiola, một phụ nữ 69 tuổi tại Ecuador, sống tại Cumbaya, nói rằng bà phải sử dụng chung nhà vệ sinh với 20 người khác từ khi 7 tuổi đến năm 21 tuổi. Khi đó, bà sống cùng gia đình tại một căn hộ chung cư nhỏ với rất nhiều người hàng xóm. Hiện tại, Fabiola cảm thấy rất tự hào và hạnh phúc khi không phải sử dụng chung toilet với bất kỳ ai vì bà đang sở hữu một căn hộ với 5 phòng tắm. Meseret, một quản lý nhà hàng tại Addis Ababa, Ethiopia, đang sống cùng hai đứa con, hai em gái và mẹ trong ngôi nhà một phòng ngủ do chính phủ trợ cấp. Chồng bà đã qua đời vì một phần tử quá khích trong cuộc bầu cử năm 2005. Bà cho biết việc chia sẻ nhà vệ sinh với người thân có thể sẽ kéo dài qua nhiều năm. Vì thế bà và gia đình quyết định biến sân bên cạnh ngôi nhà thành toilet để đảm bảo sức khỏe cho từng người. Một nhân viên vệ sinh 47 tuổi ở Kumasi, Ghana, tên là Ima đang thuê một căn phòng cùng chồng và 4 đứa con ở độ tuổi từ 14 đến 22. Theo lời kể của các đồng nghiệp, cô là một nhân viên rất tận tâm và sử dụng toàn bộ lương để trả chi phí học cho các con. Ima cho biết ngôi nhà thuê không có nhà vệ sinh nên bà thường sử dụng các nhà vệ sinh công cộng hoặc tại nơi làm việc vào ban ngày. Vào ban đêm, bà dùng các túi bóng để giải quyết nhu cầu. "Tôi không có một nhà vệ sinh khép kín. Nhà vệ sinh của tôi là một cái hố trên nền đất và hiện tại nó đã đầy với nguy cơ trở thành một ổ bệnh cho gia đình chúng tôi. Tôi chỉ sử dụng nó vào ban đêm khi tôi thực sự muốn không gian riêng tư. Vào ban ngày, tôi sẽ đi bộ khoảng 15 phút để tới một nhà vệ sinh công cộng", Martine, 27 tuổi, sống gần một con sông ở Cayimithe, Haiti, cho biết.
Sangita, 35 tuổi, cho biết bà đã chuyển đến thành phố Delhi, Ấn Độ cách đây 10 năm. Trước đó, bà sống trong một ngôi làng và cảm thấy xấu hổ khi bà phải đi vệ sinh trên một cánh đồng. Sangita chia sẻ chính quá khứ là động lực để bà cố gắng sở hữu một nhà vệ sinh riêng ở Delhi. "Khi tôi còn nhỏ, tôi cảm thấy rất thoải mái mỗi khi sử dụng phòng tắm ở các nhà vệ công cộng mặc dù nó không sạch sẽ và có nhiều mùi hôi thối. Lý do duy nhất là vì tôi có thể dành nhiều thời gian cho bản thân tại đây", Eiko, 61 tuổi, sống tại Tokyo, Nhật Bản kể lại. Bà cho biết các nhà vệ sinh hiện tại có nhiều phòng giúp mọi người cảm thấy thoải mái thư giãn và phù hợp với từng tâm trạng. Ngoài ra, chúng còn tích hợp nhiều tính năng như nghe nhạc âm thanh vòm, ghế ngồi có máy sưởi. Thậm chí, trong một phòng bên cạnh nhà vệ sinh, Eiko có thể sạc điện thoại, xem TV và sử dụng máy mát xa chân. Eunice là một trong những người đồng sáng lập của Học viện trong Kasarani Naivasha ở Kenya. Bà cho biết, trước đây, 250 học sinh sử dụng chung hai nhà vệ sinh. Ngoài ra, các giáo viên cũng cho phép những người thuê nhà thuộc hộ nghèo dùng chúng. Vì thế, Eunice và chồng bà, Paul, đã đầu tư xây dựng các nhà vệ sinh thân thiện với trẻ. Hệ thống vệ sinh với mô hình cửa nhỏ chỉ phù hợp với cơ thể của những học sinh, không cho phép người lớn sử dụng, đã hoạt động hiệu quả. "Nhiều phụ huynh đã ghi tên con mình lên cửa vì những nhà vệ sinh thân thiện này chỉ dành riêng cho con của họ", bà nói. Một học sinh trung học 19 tuổi tên là Flora, đang sống ở Chamanculo C, Maputo, Mozambique, với mẹ, chị gái và cháu gái. Cô phải dùng chung nhà vệ sinh với một số gia đình khác gần đó. "Tôi thấy khó chịu mỗi khi tôi dùng nhà vệ sinh. Một vài người đàn ông thỉnh thoảng nhìn trộm tôi qua các lỗ hở. Tôi cảm thấy mất sự riêng tư", Flora cho biết. Pana, 49 tuổi, sống ở Buzescu, khẳng định hơn một nửa dân số Romania đang sống ở các vùng nông thôn không có nước sinh hoặc phải sử dụng các nguồn nước thải từ các đô thị. Pana có một chiếc bồn cầu bên trong nhà nhưng chỉ cháu trai của bà mới có quyền sử dụng. Bà thường dùng nhà vệ sinh bên ngoài, ngay cả trong mùa đông. Nombini, sống tại Nam Phi, đã chuyển đến Khayeltsha vào năm 2005 và thường phải đi vệ sinh trong các bụi cây trên một con đường chính. "Tôi cảm thấy khủng khiếp mỗi khi nhớ lại quãng thời gian đó", cô cho biết. Hiện tại gia đình của cô, gồm 12 người, đang sử dụng hai nhà vệ sinh. Mary là một nhà văn tại thành phố New York, Mỹ. "Tôi sống cùng hai người bạn. Chúng tôi luôn phải sắp xếp thời gian tắm và thay phiên nhau dọn nhà vệ sinh. Tôi từng sống ở Bắc Kinh và phải dùng phòng tắm công cộng vì căn hộ tôi thuê không có nhà vệ sinh riêng. Mặc dù chúng tương đối sạch sẽ nhưng tôi không thích ai đó lấy trộm áo khoác tôi treo trên cửa vào mùa đông", Mary chia sẻ. Susan, 46 tuổi, là người sáng lập của một trường cộng đồng cho trẻ em khuyết tật về thể chất và tinh thần tại Zambia. "Ngôi trường làm tôi tự hào và hạnh phúc vì tôi có thể dạy trẻ em khuyết tật để chúng có một tương lai tốt đẹp hơn. Khi tôi 2 tuổi, tôi đã mắc bệnh bại liệt mặc dù tôi đang sống ở thành phố Lusaka với điều kiện vật chất khá tốt. Sử dụng chung nhà vệ sinh là một thách thức lớn, đặc biệt vào mùa mưa, vì tôi phải sử dụng đôi tay để bò ra nhà vệ sinh.
Theo Liên Hiệp Quốc, 2,5 tỷ người đang sống chung với nhà vệ sinh tồi tàn. Nhân ngày Nhà vệ sinh thế giới 19/11, các nhiếp ảnh gia đến từ Panos Pictures cùng ban dự án chương trình Hỗ trợ nước và hệ thống vệ sinh cho các đô thị nghèo (WSUP) đã trưng bày các bức ảnh về phụ nữ và trẻ em với nhà vệ sinh của họ. Mục đích của buổi triển lãm là giúp người xem hiểu rõ về điều kiện sống của các công dân đến từ nhiều quốc gia và nâng cao nhận thức về các vấn đề cộng đồng.
Renee, một nghệ sĩ tại Australia, đã rời ngôi nhà cũ ở khu vực ngoại ô đông dân cư của Sydney để tận hưởng một cuộc sống yên tĩnh trong ngôi nhà với những bụi cây bao quanh tại một vùng quê phía bắc của thành phố. Renee đã xây một nhà kho trên 10 mẫu đất với nhà vệ sinh ở bên ngoài. Mặc dù cô không quan tâm đến sự riêng tư khi sử dụng nó nhưng những người láng giềng tỏ ra khó chịu về hành động này.
Sukurbanu, 65 tuổi, kể rằng khi còn nhỏ, bà đã sống tại khu ổ chuột Rupnagar, ở Dhaka, Bangladesh. Các gia đình tại đây đều xây dựng các bồn cầu treo lơ lửng trên mặt nước ở các ao hồ. Sukurbanu khẳng định bà thường xuyên mắc bệnh do các nhà vệ sinh như vậy. Mỗi buổi sáng trước khi đi làm, bà cùng ba cô con gái phải đợi rất lâu mới đến lượt sử dụng nhà vệ sinh. Tuy nhiên, bà khẳng định loại hình này đang có xu hướng giảm trong thời gian gần đây.
Isabela, 33 tuổi, đang sống trong căn hộ áp mái ở Rio de Janeiro, Brazil. Cô sở hữu một bằng MBA về luật môi trường và là một nghệ sĩ. "Nhà vệ sinh sạch khiến tôi cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, tôi biết đằng sau nó là hệ thống cấp thoát nước, sự ô nhiễm hồ và đại dương do các chất thải. Với một cô gái Brazil như tôi, có một vòi hoa sen tốt, một nguồn cung cấp nước sạch, nước nóng để sử dụng và chỗ ngồi vô cùng thoải mái trên chiếc bồn cầu là điều rất tốt. Tôi biết đó là một đặc ân nhưng cũng là một sự lãng phí không nhỏ", Isabela chia sẻ.
Fabiola, một phụ nữ 69 tuổi tại Ecuador, sống tại Cumbaya, nói rằng bà phải sử dụng chung nhà vệ sinh với 20 người khác từ khi 7 tuổi đến năm 21 tuổi. Khi đó, bà sống cùng gia đình tại một căn hộ chung cư nhỏ với rất nhiều người hàng xóm. Hiện tại, Fabiola cảm thấy rất tự hào và hạnh phúc khi không phải sử dụng chung toilet với bất kỳ ai vì bà đang sở hữu một căn hộ với 5 phòng tắm.
Meseret, một quản lý nhà hàng tại Addis Ababa, Ethiopia, đang sống cùng hai đứa con, hai em gái và mẹ trong ngôi nhà một phòng ngủ do chính phủ trợ cấp. Chồng bà đã qua đời vì một phần tử quá khích trong cuộc bầu cử năm 2005. Bà cho biết việc chia sẻ nhà vệ sinh với người thân có thể sẽ kéo dài qua nhiều năm. Vì thế bà và gia đình quyết định biến sân bên cạnh ngôi nhà thành toilet để đảm bảo sức khỏe cho từng người.
Một nhân viên vệ sinh 47 tuổi ở Kumasi, Ghana, tên là Ima đang thuê một căn phòng cùng chồng và 4 đứa con ở độ tuổi từ 14 đến 22. Theo lời kể của các đồng nghiệp, cô là một nhân viên rất tận tâm và sử dụng toàn bộ lương để trả chi phí học cho các con. Ima cho biết ngôi nhà thuê không có nhà vệ sinh nên bà thường sử dụng các nhà vệ sinh công cộng hoặc tại nơi làm việc vào ban ngày. Vào ban đêm, bà dùng các túi bóng để giải quyết nhu cầu.
"Tôi không có một nhà vệ sinh khép kín. Nhà vệ sinh của tôi là một cái hố trên nền đất và hiện tại nó đã đầy với nguy cơ trở thành một ổ bệnh cho gia đình chúng tôi. Tôi chỉ sử dụng nó vào ban đêm khi tôi thực sự muốn không gian riêng tư. Vào ban ngày, tôi sẽ đi bộ khoảng 15 phút để tới một nhà vệ sinh công cộng", Martine, 27 tuổi, sống gần một con sông ở Cayimithe, Haiti, cho biết.
Sangita, 35 tuổi, cho biết bà đã chuyển đến thành phố Delhi, Ấn Độ cách đây 10 năm. Trước đó, bà sống trong một ngôi làng và cảm thấy xấu hổ khi bà phải đi vệ sinh trên một cánh đồng. Sangita chia sẻ chính quá khứ là động lực để bà cố gắng sở hữu một nhà vệ sinh riêng ở Delhi.
"Khi tôi còn nhỏ, tôi cảm thấy rất thoải mái mỗi khi sử dụng phòng tắm ở các nhà vệ công cộng mặc dù nó không sạch sẽ và có nhiều mùi hôi thối. Lý do duy nhất là vì tôi có thể dành nhiều thời gian cho bản thân tại đây", Eiko, 61 tuổi, sống tại Tokyo, Nhật Bản kể lại. Bà cho biết các nhà vệ sinh hiện tại có nhiều phòng giúp mọi người cảm thấy thoải mái thư giãn và phù hợp với từng tâm trạng. Ngoài ra, chúng còn tích hợp nhiều tính năng như nghe nhạc âm thanh vòm, ghế ngồi có máy sưởi. Thậm chí, trong một phòng bên cạnh nhà vệ sinh, Eiko có thể sạc điện thoại, xem TV và sử dụng máy mát xa chân.
Eunice là một trong những người đồng sáng lập của Học viện trong Kasarani Naivasha ở Kenya. Bà cho biết, trước đây, 250 học sinh sử dụng chung hai nhà vệ sinh. Ngoài ra, các giáo viên cũng cho phép những người thuê nhà thuộc hộ nghèo dùng chúng. Vì thế, Eunice và chồng bà, Paul, đã đầu tư xây dựng các nhà vệ sinh thân thiện với trẻ. Hệ thống vệ sinh với mô hình cửa nhỏ chỉ phù hợp với cơ thể của những học sinh, không cho phép người lớn sử dụng, đã hoạt động hiệu quả. "Nhiều phụ huynh đã ghi tên con mình lên cửa vì những nhà vệ sinh thân thiện này chỉ dành riêng cho con của họ", bà nói.
Một học sinh trung học 19 tuổi tên là Flora, đang sống ở Chamanculo C, Maputo, Mozambique, với mẹ, chị gái và cháu gái. Cô phải dùng chung nhà vệ sinh với một số gia đình khác gần đó. "Tôi thấy khó chịu mỗi khi tôi dùng nhà vệ sinh. Một vài người đàn ông thỉnh thoảng nhìn trộm tôi qua các lỗ hở. Tôi cảm thấy mất sự riêng tư", Flora cho biết.
Pana, 49 tuổi, sống ở Buzescu, khẳng định hơn một nửa dân số Romania đang sống ở các vùng nông thôn không có nước sinh hoặc phải sử dụng các nguồn nước thải từ các đô thị. Pana có một chiếc bồn cầu bên trong nhà nhưng chỉ cháu trai của bà mới có quyền sử dụng. Bà thường dùng nhà vệ sinh bên ngoài, ngay cả trong mùa đông.
Nombini, sống tại Nam Phi, đã chuyển đến Khayeltsha vào năm 2005 và thường phải đi vệ sinh trong các bụi cây trên một con đường chính. "Tôi cảm thấy khủng khiếp mỗi khi nhớ lại quãng thời gian đó", cô cho biết. Hiện tại gia đình của cô, gồm 12 người, đang sử dụng hai nhà vệ sinh.
Mary là một nhà văn tại thành phố New York, Mỹ. "Tôi sống cùng hai người bạn. Chúng tôi luôn phải sắp xếp thời gian tắm và thay phiên nhau dọn nhà vệ sinh. Tôi từng sống ở Bắc Kinh và phải dùng phòng tắm công cộng vì căn hộ tôi thuê không có nhà vệ sinh riêng. Mặc dù chúng tương đối sạch sẽ nhưng tôi không thích ai đó lấy trộm áo khoác tôi treo trên cửa vào mùa đông", Mary chia sẻ.
Susan, 46 tuổi, là người sáng lập của một trường cộng đồng cho trẻ em khuyết tật về thể chất và tinh thần tại Zambia. "Ngôi trường làm tôi tự hào và hạnh phúc vì tôi có thể dạy trẻ em khuyết tật để chúng có một tương lai tốt đẹp hơn. Khi tôi 2 tuổi, tôi đã mắc bệnh bại liệt mặc dù tôi đang sống ở thành phố Lusaka với điều kiện vật chất khá tốt. Sử dụng chung nhà vệ sinh là một thách thức lớn, đặc biệt vào mùa mưa, vì tôi phải sử dụng đôi tay để bò ra nhà vệ sinh.